08/05/2018, 11:48

Đề kiểm tra Sinh 6 Học kì 2 (Trắc nghiệm - Tự luận 1)

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Sinh học 6 Thời gian làm bài: 45 phút A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Quả nào dưới đây được xếp vào nhóm quả khô nẻ ? A. Quả me B. Quả cải C. Quả thìa là D. Quả gấc Câu 2: Loại hạt nào dưới đây phát ...

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....

Môn Sinh học 6

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Quả nào dưới đây được xếp vào nhóm quả khô nẻ ?

A. Quả me

B. Quả cải

C. Quả thìa là

D. Quả gấc

Câu 2: Loại hạt nào dưới đây phát tán chủ yếu nhờ gió ?

A. Hạt thông

B. Hạt chi chi

C. Hạt cà phê

D. Hạt hoa sữa

Câu 3: Cây nào dưới đây không phải là đại diện của ngành Dương xỉ ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Bèo ong

C. Rau bợ

D. Diếp cá

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây có ở cả ngành Hạt trần và ngành Dương xỉ ?

A. Thân có mạch dẫn

B. Sinh sản bằng hạt

C. Có hoa

D. Có rễ giả

Câu 5: Họ thực vật nào dưới đây bao gồm nhiều cây làm cảnh ?

A. Họ Cúc

B. Họ Bầu bí

C. Họ Cải

D. Họ Lúa

Câu 6: Vi khuẩn gây hại cho đời sống con người như thế nào ?

A. Gây ô nhiễm môi trường khi phân huỷ các rác rưởi có nguồn gốc hữu cơ

B. Làm hỏng thực phẩm (các vi khuẩn hoại sinh)

C. Tất cả các phương án còn lại

D. Gây bệnh cho người và vật nuôi (vi khuẩn than, vi khuẩn tả,…)

Câu 7: Khi nói về mốc trắng, điều nào sau đây là đúng ?

A. Sợi mốc trong suốt, không màu

B. Chứa diệp lục

C. Sống tự dưỡng

D. Sinh sản bằng cách nảy chồi

Câu 8: Cây nào dưới đây thường sống ở vùng ngập mặn ?

A. Lim

B. Vẹt

C. Cau

D. Chuối

Câu 9: Tảo xoắn có đặc điểm nào sau đây ?

A. Không có khả năng sinh sản sinh dưỡng

B. Sống trong môi trường nước ngọt

C. Tế bào có hình trứng

D. Không chứa diệp lục

Câu 10: Nhuỵ của hoa thụ phấn nhờ gió thường có đặc điểm nào sau đây ?

A. Đầu hoặc vòi nhuỵ dài, có nhiều lông

B. Vòi nhuỵ ngắn, có đính đĩa mật

C. Vòi nhuỵ tiêu giảm, chỉ còn lại bầu nhuỵ

D. Bầu nhuỵ nằm phía trên vòi nhuỵ và treo lủng lẳng

B. Phần tự luận (7 điểm)

Câu 1: So sánh những đặc điểm cơ bản và phổ biến nhất của lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm. (6 điểm).

Câu 2: Vì sao địa y được xem là dạng sống có vai trò "tiên phong mở đường" ? (1 điểm)

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (10 câu, trả lời đúng mỗi câu được 0,3 điểm)

1 2 3 4 5
B D D A A
6 7 8 9 10
C A B B A

B. Phần tự luận (2 câu – 7 điểm)

Câu 1: So sánh những đặc điểm cơ bản và phổ biến nhất của lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm :

* Giống nhau : vì đều thuộc ngành Hạt kín nên lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm giống nhau ở những đặc điểm cơ bản sau :

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển hoàn thiện (thân, rễ, lá thật sự) với hình thái đa dạng (1 điểm)

- Có hoa, quả và hạt (1 điểm)

- Phân bố rộng với môi trường sống đa dạng (0,5 điểm)

* Khác nhau :

Nội dung so sánh Lớp Một lá mầm Lớp Hai lá mầm
Số lá mầm trong phôi của hạt - 1 lá mầm - 2 lá mầm
Nơi dự trữ chất dinh dưỡng của hạt - Phôi nhũ - Lá mầm (không có phôi nhũ)
Kiểu rễ - Rễ chùm - Rễ cọc
Kiểu gân lá - Gân lá song song hoặc hình cung - Gân lá hình mạng
Số cánh hoa - 3 – 6 cánh - 4 – 5 cánh
Dạng thân - Phần lớn là thân cỏ, một số cây có thân cột - Thân đa dạng (thân cỏ, thân gỗ, thân leo…)
Sự phân biệt phiến lá và cuống lá - Không rõ ràng - Rõ ràng

(Có 7 ý so sánh, trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm)

Câu 2

Địa y được xem là dạng sống có vai trò "tiên phong mở đường" vì chúng có thể sống được ở những nơi khô cằn và tại đây, địa y sẽ phân huỷ đá thành đất đồng thời sau khi chết đi, chúng sẽ tạo thành một lớp mùn giàu dinh dưỡng làm thức ăn cho các thực vật khác đến sau (1 điểm).

Tham khảo các Đề kiểm tra Sinh học lớp 6 có đáp án và thang điểm

0