09/05/2018, 15:44

Đề kiểm tra Sinh 12 Học kì 2 (Trắc nghiệm - Tự luận 3)

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học .... Môn Sinh học 12 Thời gian: 45 phút A. Phần trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1: Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ A. động vật ăn thịt và con mồi. B. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. ...

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....

Môn Sinh học 12

Thời gian: 45 phút

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Trong hệ sinh thái lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ

A. động vật ăn thịt và con mồi.

B. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

C. giữa thực vật với động vật.

D. dinh dưỡng và sự chuyển hoá năng lượng.

Câu 2: Trong chuỗi thức ăn cỏ → cá → vịt → trứng vịt → người thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là

A. sinh vật tiêu thụ.

B. sinh vật dị dưỡng.

C. sinh vật phân huỷ.

D. bậc dinh dưỡng.

Câu 3: Tháp sinh thái số lượng có dạng lộn ngược được đặc trưng cho mối quan hệ

A. vật chủ- kí sinh.

B. con mồi- vật dữ.

C. cỏ- động vật ăn cỏ.

D. tảo đơn bào, giáp xác, cá trích.

Câu 4: Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là : A = 200 kg/ha; B = 250 kg/ha; C = 2000 kg/ha; D = 30 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau :

Hệ sinh thái 1: A →B →C → E

Hệ sinh thái 2: A →B →D → E

Hệ sinh thái 3: C →A → B → E

Hệ sinh thái 4: E →D → B → C

Hệ sinh thái 5: C →A → D →E

Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái bền vững là

A. 1,2.

B. 2, 3.

C. 3, 4.

D. 3, 5.

Câu 5: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

A. nguyên sinh.

B. thứ sinh.

C. liên tục.

D. phân huỷ.

Câu 6: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ

A. cộng sinh.

B. hội sinh.

C. ức chế - cảm nhiễm.

D. kí sinh.

Câu 7: Nguồn nitrat cung cấp cho thực vật trong tự nhiên được hình thành chủ yếu theo:

A. con đường vật lí

B. con đường hóa học

C. con đường sinh học

D. con đường quang hóa

Câu 8: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:

A. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ

B. tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái

C. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất

D. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm): Diễn thế sinh thái là gì? Nguyên nhân và các giai đoạn của diễn thế sinh thái.

Câu 2: (3 điểm): Các đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã.

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8
D D A D B A C D

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1

- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (0,5 điểm)

- Nguyên nhân:

   + Nguyên nhân bên ngoài: sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã, tác động của quần xã lên ngoại cảnh làm biến đổi mạnh mẽ ngoại cảnh đến mức gây ra diễn thế và cuối cùng là tác động của con người. (0,5 điểm)

   + Nguyên nhân bên trong: sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, với sự tác động mạnh mẽ của loài ưu thế. (0,5 điểm)

- Các giai đoạn:

Kiểu diễn thế Các giai đoạn của diễn thế Điểm
Giai đoạn khởi đầu (Giai đoạn tiên phong) Giai đoạn giữa Giai đoạn cuối (Giai đoạn đỉnh cực) 0,5
Diễn thế nguyên sinh Các sinh vật đầu tiên phát tán tới. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thể lẫn nhau. Hình thành quần xã ổn định tương đối. 0,5
Diễn thế thứ sinh Quần xã sinh vật cũ bị hủy diệt. Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thể lẫn nhau. Hình thành quần xã ổn định hoặc quần xã bị suy thoái. 0,5

Câu 2

- Phân bố cá thể trong không gian quần xã phụ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Sự phân bố có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường. (1 điểm)

- Có 2 loại phân bố:

   + Phân bố thẳng đứng: như phân bố nhiều tầng cây thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng. (1 điểm)

   + Phân bố theo chiều ngang: như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi đi xuống chân núi hay như sự phân bố sinh vật từ ven bờ biển đi sâu vào đất liền. (1 điểm)

Tham khảo các Đề kiểm tra Sinh học lớp 12 có đáp án và thang điểm

0