08/05/2018, 14:41

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh học 7 (Đề 7)

Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: Khi di chuyển, trai thò …(1)… và vượn dài trong bùn về phía hướng muốn đi tới để mở đường, sau đó trai …(2)… chân đồng thời với việc ...

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

Khi di chuyển, trai thò …(1)… và vượn dài trong bùn về phía hướng muốn đi tới để mở đường, sau đó trai …(2)… chân đồng thời với việc …(3)…, tạo ra lực đẩy do nước phụt ra ở phía rãnh sau làm trai tiến về phía trước.

A. (1): áo trai, (2): duỗi, (3): khép vỏ lại.

B. (1): chân, (2): duỗi, (3): mở vỏ ra.

C. (1): mang, (2): co, (3): mở vỏ ra.

D. (1): chân, (2): co, (3): khép vỏ lại.

Câu 2. Đại diện của ngành Thân mềm nào trong hình dưới đây có cơ thể mất đối xứng?

A. Hình 1.      B. Hình 2.      C. Hình 3.      D. Hình 4.

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

Câu 3. Máu của giun đất có màu

A. đen.      B. đỏ.      C. trắng.      D. vàng.

Câu 4. Đặc điểm chung nhất ở các đại diện của ngành Giun dẹp là gì?

A. ruột phân nhánh, chưa có hậu môn.

B. có giác bám.

C. cơ thể dẹp theo hướng lưng bụng, đối xứng hai bên.

D. mắt và lông bơi tiêu giảm.

Câu 5. Sinh vật nào sau đây thuộc ngành Thân mềm có “hộp sọ” ( bảo vệ nào) là hiện tượng duy nhất có ở động vật không xương sống?

A. bạch tuộc.      B. vẹm.      C. mực.      D. hà.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Cho các thông tin: “ tế bào, trùng roi, đơn bào, đa bào”. Dựa vào các thông tin trên, em hãy điền vào ô trống đoạn nhận xét sau đây:

Tập đoàn ………. dù có nhiều …………………. nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật ………. vì mỗi tế bào vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật…………..

Câu 2. Dựa vào hình dưới đây em hãy sắp xếp các giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hóa mồi theo trình tự hợp lí dưới đây.

Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

(1): Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

(2): Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.

(3): Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.

(4): Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…)

Trình tự đúng là:…………………………………..

Câu 3. Giun kim gây cho trẻ em những phiền toái như thế nào?

Câu 4. Lớp vỏ cuticun có tác dụng gì đối với giun đùa? Nếu mất lớp vỏ này thì giun đũa có chết không?

Câu 5. Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người và động vật? Vì sao?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D      Câu 2: A      Câu 3: B      Câu 4: C

Câu 5: C

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

Tập đoàn trùng roi dù có nhiều tế bào nhưng cũng chỉ là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đa bào và động vật đơn bào.

Câu 2. Trình tự đúng là: (4) – (2) – (1) – (3).

Câu 3.

- Trẻ em bị mắc bệnh giun kim thường ngứa hậu môn vào ban đêm.

- Vào ban đêm giun kim thường tìm đến hậu môn để đẻ trứng, trẻ em bị ngứa thường gãi chỗ ngứa, vô tình làm trứng giun dính vào mòng tay, sau đó lại theo đường tiêu hóa vào ruột.

Câu 4.

- Lớp vỏ cuticun ở giun đũa là chiếc “áp giáp hóa học” giúp chúng thoát được những tác động của lớp dịch tiêu hóa rất mạnh trong ruột người.

- Khi mất lớp vỏ này thì giun đũa sẽ chết vì chúng sẽ được ruột tiêu hóa nhue những thức ăn khác.

Câu 5.

Giun dẹp thường kí sinh ở bộ phận giàu dinh dưỡng của cơ thể người và động vật như: ruột non, gan,máu,…

Các Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

0