08/05/2018, 14:41

Đề kiểm tra Sinh học 7 học kì 1 (Đề 9)

Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1. Sinh vật đơn bào nào dưới đây sống kí sinh ở người? A. trùng roi xanh. B. trùng biến hình, C. trùng giày. D. trùng kiết lị. Câu 2. Động vật nguyên sinh nào dưới dây sống trong hồng cầu người? A. Trùng kiết lị. B. ...

Câu hỏi trắc nghiệm

(3 điểm)

Câu 1. Sinh vật đơn bào nào dưới đây sống kí sinh ở người?

A. trùng roi xanh.

B. trùng biến hình,

C. trùng giày.

D. trùng kiết lị.

Câu 2. Động vật nguyên sinh nào dưới dây sống trong hồng cầu người?

A. Trùng kiết lị.

B. Trùng roi.

C. Trùng lỗ.

D. Trùng sốt rét.

Câu 3. Giun đất sinh sản theo hình thức

A. phân mảnh.      B. bào xác.

C. hữu tính.      D. mọc chồi.

Câu 4. Ở nhện, bộ phận nào dưới đây có chức năng hô hấp?

A. đôi khe thở.

B. núm tuyến tơ.

C. đôi kìm.

D. đôi chân xúc giác.

Câu 5. Các núm tuyến tơ ở nhện có chức năng gì?

A. di chuyển và chăng lưới.

B. sinh ra tơ nhện.

C. hô hấp.

D. bắt mồi và tự vệ.

Câu hỏi tự luận

(7 điểm)

Câu 1. Trình bày đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?

Câu 2. Sinh sản vô tính mọc chồi ở san hô và thủy tức khác nhau như thế nào?

Câu 3. Cành san hô thường dùng để trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng?

Câu 4. Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày đêm? Thức ăn của tôm là gì?

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: D      Câu 2: D       Câu 3: C      Câu 4:A      Câu 5: B

Câu hỏi tự luận

Câu 1.

- Cơ thể đơn bào.

- Kích thước hiểu vi.

- Đa số sống dị dưỡng (tự do hay kí sinh), một số sống tự dưỡng (trùng roi xanh).

- Di chuyển bằng chân giả, roi, lông bơi.

- Đa số sinh sản vô tính hoặc phân đôi.

- Gặp điều kiện bất lợi động vật nguyên sinh hình thành bào xác để bảo vệ.

Câu 3.

Sự mọc chồi của thủy tức và san hô là hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ

Thuỷ tức San hô

Ở thủy tức, cơ thể mẹ mọc chồi nhỏ, lớn dần hình thành lỗ miệng khoang tiêu hóa thông với khoang tiêu hóa của mẹ, khi trưởng thành chồi tách ra để sống độc lập Cơ thể con sinh ra không tách rời mẹ mà dính với cơ thể mẹ để tạo thành tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.

Câu 3.

Người ta bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô, để làm vật trang trí. Đó chính là bộ xương của san hô bằng đá vôi, hay là gồm nhiều bộ xương san hô gắn với nhau.

Chậu san hô đỏ dùng làm cảnh chơi tết.

Câu 4.

- Tôm hoạt động vào lúc chạng vạng tức là lúc chập tối. Khi đó tôm bắt đầu đi kiếm ăn. Người đi câu hoặc đi đặt vó thường bắt được tôm vào thời gian này.

- Thức ăn của tôm là: động vật, thực vật lẫn mồi chết. Vì thế người ta thường câu tôm bằng mồi giun, đôi khi cả cơm nguội lẫn với thính.

Các Đề kiểm tra Sinh học 7 có đáp án

0