Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 5 (Đề 4)
Câu hỏi Trắc nghiệm Câu 1 : (0,5 điểm). Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành vào khoảng thời gian nào? A. Vào khoảng thế kỉ III B. Vào khoảng thế kỉ IV C. Vào khoảng thế kỉ V D. Vào khoảng thế kỉ VI Câu 2 : (0,5 điểm). Thời kì phát triển của Vương ...
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu 1 : (0,5 điểm). Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Vào khoảng thế kỉ III
B. Vào khoảng thế kỉ IV
C. Vào khoảng thế kỉ V
D. Vào khoảng thế kỉ VI
Câu 2 : (0,5 điểm). Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn được gọi là thời kì gì?
A. Thời kì thịnh đạt
B. Thời kì Ăng-co
C. Thời kì hoàng kim
D. Thời kì Bay-on
Câu 3 : (0,5 điểm). Vào thời gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam Á?
A. Khoảng thế kỉ XI – XII
B. Khoảng thế kỉ X – XI
C. Khoảng thế kỉ X – XII
D. Khoảng thế kỉ XIII
Câu 4 : (0,5 điểm). Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?
A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.
B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.
C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biên Hồ.
D. Phía Tây Bắc Biên Hồ là vùng đất của Cham-pa phải trả lại.
Câu 5 : (0,5 điểm). Công trình kiến trúc quần thể Ăng-co Vát và Ăng-co Thom là biểu tượng của tôn giáo nào?
A. Phật giáo
B. Nho giáo
C. Ấn Độ giáo
D. Là sự hóa quyền giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Câu 6 : (0,5 điểm). Hãy ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các câu sau đây:
TT | Nội dung | Đúng | Sai |
---|---|---|---|
1 | Người Khơ-me là một bộ phận cư dân Đông Nam Á cổ, sống trên lãnh thổ Cam-pu-chia trước đây. | ||
2 | Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me được hình thành. | ||
3 | Công trình kiến trúc nổi tiếng của Cam-pu-chia là đền Ăng-co được xây dựng ở Tây Bắc Biên Hồ. | ||
4 | Dưới thời Ăng-co, người dân Cam-pu-chia sống chủ yếu bằng nghề thủ công nghiệp. | ||
5 | Dưới thời Giay-a-vác-man VII, quân Cam-pu-chia đã tiến đánh Chăm-pa và Đại Việt. | ||
6 | Công trình kiến trúc của Cam-pu-chia chịu sự tác động mạnh mẽ của Hin-đu và Phật giáo. |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 (7 điểm). Vương quốc Cam-pu-chia được hình thành như thế nào? Những biểu hiện về sự thịnh đạt của Vương quốc Cam-pu-chia? Vì sao gọi Vương quốc Cam-pu-chia từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV là “ Thời kì Ăng-co”?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | D | B | C | B | D | 1:S.2:Đ;3:Đ;4:S;5:S;6:Đ |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7:
* Vương quốc Cam puchia được hình thành:
- Ở Cam pu chia, tộc người đa số, chủ yếu là người Khơ me. Địa bàn sinh sống của họ chủ yếu trên cao nguyên Cò rạt. Đến thế kỷ VI, vương quốc của người Khơ me hình thành lấy tên là Cam pu chia.
- Thời kỳ phát triển của Vương quốc cam pu chia kéo dài từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV còn gọi là thời kỳ Ăng co.
* Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt:
- Kinh tế:
+ nông nghiệp: người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Người ta đào nhiều hồ, kênh, máng để trữ và điều phối nước tưới.
+ Ngư nghiệp: đánh bắt cá ở Biển Hồ.
+ Thủ công nghiệp: có nhiều thợ khéo tay, đặc biệt là các nghề làm đồ trang sức và chạm khắc trên đá, trên các bức phù điêu của đền tháp.
- Xây dựng được nhiều công trình lớn: Ăng covat, Ăng co Thom, khu đền Bay-on…
- Các vua Campu chia không ngừng mở rộng quyền lực ra bên ngoài, trong các thế kỷ X-XII, Cam pu chia trở thành một trong những nước mạnh và ham chiến nhất Đông Nam Á.
* Gọi vương quốc Cam pu chia từ thế kỷ IX đến thế kỷ XV là “thời kỳ Ăngco” vì:
- Kinh đô của vương quốc là Ăng co, một địa điểm của vùng Xiêm Riệp ngày nay.
- Ở đây, người khơ me đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn, nổi tiếng điển hình là khu tháp Ăng co Vát và Ăng co Thom.
- Khu đền tháp Ăng co là một cống hiến độc đáo của người Khơ me vào kho tàng văn hóa Đông Nam Á và thế giới.
Các Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án khác:
Loạt bài Đề kiểm tra Lịch Sử 10 | Đề kiểm tra Sử 10 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sgk Lịch Sử 10 bám sát cấu trúc Câu hỏi tự luận và Câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đạt được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra môn Lịch Sử 10.