Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 4 (Đề 3)
Câu hỏi Trắc nghiệm Câu 1 : (0.5 điểm). Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán vào thế kỷ VII? A. Do chính quyền trung ương suy yếu. B. Do đất nước rộng lớn, chính quyền trung ương không cai quản ...
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu 1 : (0.5 điểm). Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán vào thế kỷ VII?
A. Do chính quyền trung ương suy yếu.
B. Do đất nước rộng lớn, chính quyền trung ương không cai quản nổi.
C. Do tình trạng cát cứ ở mỗi địa phương.
D. Do mỗi vùng lãnh thổ có những điều kiện và những sắc thái riêng
Câu 2 : (0,5 điểm). Từ đầu công nguyên và những thế kỷ VII-XII, văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển như thế nào ?
A. Phát triển và mở rộng ở từng quốc gia nhỏ lẻ.
B. Phát triển rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
C. Phát triển trên toàn lãnh thổ.
D. Tất cả câu trên đều sai.
Câu 3 : (0,5 điểm). Nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI là gì ?
A. Văn hóa Hồi giáo vào Ấn Độ làm thủ tiêu văn hóa truyền thống.
B. Văn hóa truyền thống Ấn Độ đã phai mờ văn hóa truyền thống.
C. Song song tồn tại hai nền văn minh đặc sắc là Hin-đu giáo và Hồi giáo.
D. Tổng hợp các loại hình văn hóa của các nước đều có mặt ở Ấn Độ.
Câu 4 : (0,5 điểm). Dưới vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỷ XII-XVI) tôn giáo nào ở Ấn Độ bị cấm đoán nghiệt ngã ?
A. Đạo Phật.
B. Đạo thiên chúa.
C. Đạo Hin-đu
D. Đạo Bà La Môn
Câu 5: (0,5 điểm). Hãy điền vào chỗ trống các câu sau đây:
A. Ấn Độ thời ………… bắt đầu phát triển lưu vực sông Hằng ở phía Bắc, làm cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống Ấn Độ-văn hóa Hin-đu.
B. Nền văn hóa truyền thống Ấn Độ tiếp tục phát triển ở thời …………………..
C. Nước ………., ở miền Nam Ấn Độ, thuận tiện về bến cảng và đường biển, đã có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á.
D. Người Hồi giáo gốc ……… bắt đầu tiến hành một cuộc chinh chiến vào Ấn Độ, bắt đầu chinh phục các tiểu quốc Ấn, rồi lập nên vương quốc Hồi giáo, gọi tên là Đê-li.
Câu 6 : (0,5 điểm). Nối thời gian và sự kiện dưới đây cho phù hợp:
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
1. Năm 2500 TCN | A. Người Mông Cổ tấn công Ấn Độ lập ra vương triều Ấn Độ Mô-gôn. |
2. Năm 1500 TCN | B. Vương triều Gúp-ta thành lập. |
3. Thế kỷ IV TCN | C. Vương triều Gúp-ta bị diệt vong. |
4. Thế kỷ III TCN | D. Người Thổ Nhĩ Kì thôn tính Bắc Ấn, lập ra vương triều hồi giáo Đê-li. |
5. Thế kỷ IV | E. Xuất hiện một số nhà nước trên lưu vực sông Hằng. |
6. Thế kỷ VI | G. Thực dân anh xâm lược Ấn Độ. |
7. Thế kỷ XII | H. Vua A-sô-ca mở rộng lãnh thổ xuống phía nam Ấn Độ. |
8. Thế kỷ XVI | I. Xuất hiện một số thành thị đầu tiên bên sông Ấn |
9. Thế kỷ XIX | K. Đạo phật ra đời ở Ấn Độ. |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 (7 điểm). Những biểu hiện của việc truyền bá văn hóa truyền thống Ấn Độ trên khắp lãnh thổ? Vì sao đến thời A-cơ-ba, Ấn Độ phát triển thịnh đạt nhất?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | B | C | C |
A. Gúp-ta. B. Gúp –ta và Hác-sa. C. Pa-la-va. D. Trung Á. |
- Nối 1 với I; - Nối 2 với E. - Nối 3 với K; - Nối 4 với H. - Nối 5 với B; - Nối 6 với C. - Nối 7 với D; - Nối 8 với A. - Nối 9 với G. |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 :
* Những biểu hiện của việc truyền bá văn hóa truyền thống Ấn Độ
- Đến thế kỷ VII, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, mỗi vùng có những điều kiện và sắc thái riêng của mình nên đất nước chia thành hai miền- Bắc và Nam, mỗi miền lại tách thành ba vùng, ba nước riêng, tức là sáu nước, trong đó nước Pa-la ở vùng Đông bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn.
- Mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa của mình, trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ.
- Nước Pa la va gần bến cảng và đường biển, đã có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ đến các nước Đông Nam Á. Như thế văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
* Đến thời A-cơ-ba, Ấn Độ phát triển thịnh đạt nhất vì:
- Trong suốt nửa thế kỷ ở ngôi vua, A-cơ-ba (1556-1605), đã thi hành một số chính sách tích cực.
- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc mông cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn Độ giáo, cả ba có tỷ lệ gần như bằng nhau.
- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.
- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lý, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.
- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
Với bốn chính sách đó làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.
Các Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án khác:
Loạt bài Đề kiểm tra Lịch Sử 10 | Đề kiểm tra Sử 10 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sgk Lịch Sử 10 bám sát cấu trúc Câu hỏi tự luận và Câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đạt được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra môn Lịch Sử 10.