Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 10 Chương 3 (Phần 2 - Đề 1)
Câu hỏi Trắc nghiệm Câu 1: (0,5 điểm). Triều đình nhà Lê Sơ ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và mất hết vai trò tích cực vào thời gian nào? A. Thế kỷ XV B. Thế kỷ XVI C. Thế kỷ XVII D. Thế kỷ XVIII Câu 2 : (0,5 điểm). Năm 1527, trong lúc ...
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu 1: (0,5 điểm). Triều đình nhà Lê Sơ ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và mất hết vai trò tích cực vào thời gian nào?
A. Thế kỷ XV
B. Thế kỷ XVI
C. Thế kỷ XVII
D. Thế kỷ XVIII
Câu 2 : (0,5 điểm). Năm 1527, trong lúc triều đình nhà Lê sơ ngày càng suy yếu, Mặc Đăng Dung đã làm gì?
A. Bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc
B. Cùng vua Lê tập trung lực lượng củng cố lại triều đình
C. Làm cuộc đảo chính bằng vũ trang phế truất triều Lê lập ra nhà Mạc
D. Huy động nông dân khởi nghĩa chuẩn bị lật đổ nhà Lê
Câu 3 : (0,5 điểm). Vì sao những người ủng hộ triều Lê sơ trước đây có điều kiện thuận lợi để tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc?
A. Nhà Mạc vẫn tiếp tục duy trì bộ máy quan lại cũ của triều lê
B. Nhà Mạc tiếp tục làm cho tình hình kinh tế, chính trị bất ổn định
C. Nhà Mạc thực hiện chính sách đối ngoại lung túng, đáp ứng nhiều yêu sách vô lý của nhà minh ở Trung Quốc, gây nên sự bất bình trong quan lại và dân chúng
D. Nhà Mạc quá yếu, không đủ sức đương đầu với thế lực thù trong, giặc ngoài
Câu 4 : (0,5 điểm). Giữa lúc nhà mạc đang phải đối phó với các cuộc nổi dậy ở trong nước, ai là người đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều lê?
A. Nguyễn kim
B. Nguyễn Hoàng
C. Trịnh kiểm
D. Nguyễn Phúc Anh
Câu 5 : (0,5 điểm). Trong thời gian tồn tại , nhà Mạc đã làm được gì cho đất nước?
A. Dẹp yên thế lực phong kiến, đưa đất nước tránh khỏi sự cát cứ, chia cắt
B. Củng cố được chính quyền từ trung ương đến địa phương
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 6: (0,5 điểm). từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện: Nam-Bắc triều. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa tập đoàn phong kiến nào?
A. Vua Lê (Nam Triều)- chúa Trịnh (Bắc Triều)
B. chúa Trịnh (Nam Triều)- nhà Mạc (Bắc Triều)
C. nhà Mạc (Nam Triều) – nhà Nguyễn (Bắc Triều)
D. Vua Lê, chúa trịnh (nam Triều)-Nhà mạc (Bắc Triều)
Câu hỏi Tự luận
Câu 7 (7 điểm). Hãy trình bày những biểu hiện sự suy yếu của nhà Lê Sơ đầu thế kỷ XVI và sự ra đời của nhà Mạc?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu hỏi Trắc nghiệm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | B | A | C | A | D | D |
Câu hỏi Tự luận
Câu 7:
* Những biểu hiện của sự suy yếu của nhà Lê Sơ:
- Đầu thế kỷ XVI, triều Lê Sơ ngày càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và mất hết vai trò tích cực: vua quan ăn chơi sa đọa ,nội bộ triều đình mâu thuẫn.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân và các thế lực chống lại triều đình nổi lên khắp nơi làm cho triều Lê Sơ càng thêm suy yếu.
* Sự ra đời của nhà Mạc:
- Lợi dụng sự suy yếu của Triều Lê Sơ, năm 1527, MẠc Đăng Dung bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc.
- Nhà Mạc tổ chức lại bộ máy quan lại, tiếp tục duy trì hệ thống pháp luật nhà lê nhưng điều chỉnh lại cho hoàn chỉnh. Tình hình đất nước những năm đầu triều Mạc đã dần đi vào thế ổn định: kinh tế, văn hóa có những dấu hiệu phát triển.
- Tuy nhiên, nhà Mạc tỏ ra lung túng trong chính sách đối ngoại:đáp ứng nhiều yêu cầu vô lý của nhà Minh (Trung Quốc)...làm cho nhà Mạc rơi vào thế bị cô lập.
Các Đề kiểm tra Lịch Sử lớp 10 có đáp án khác:
Loạt bài Đề kiểm tra Lịch Sử 10 | Đề kiểm tra Sử 10 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sgk Lịch Sử 10 bám sát cấu trúc Câu hỏi tự luận và Câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn đạt được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra môn Lịch Sử 10.