15/01/2018, 09:44

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12, trường THPT Lý Thường Kiệt, Bắc Ninh năm 2016-2017

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12, trường THPT Lý Thường Kiệt, Bắc Ninh năm 2016-2017 Đề ôn tập môn Sinh học lớp 12 có đáp án Đề khảo sát môn Sinh học lớp 12 có đáp án Để giúp các em ...

Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12, trường THPT Lý Thường Kiệt, Bắc Ninh năm 2016-2017

Đề khảo sát môn Sinh học lớp 12 có đáp án

Để giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập hiệu quả môn Sinh học, VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: . Mời các bạn học sinh tham khảo.

SỞ GD & ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ KHẢO SÁT

Môn: SINH HỌC, khối B

Thời gian làm bài: 90 phút

Họ, tên thí sinh: ...................................                                                                           

Số báo danh: ........................................                                                            Mã đề thi 121

 Đề khảo sát môn Sinh học lớp 12

Câu 6: Một phân tử ADN của sinh vật khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản. Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn okazaki. Đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn okazaki.Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là:

A. 53 B. 56 C. 59 D. 50

Câu 7: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’UAG5’ ; 3’UAA5’; 3’UGA5’

B. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’

C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’

D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’

Câu 8: Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

C. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

D. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định.

Câu 9: Khi nói về mức phản ứng của kiểu gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của kiểu gen.

B. Các cá thể của một loài có kiểu gen khác nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì có mức phản ứng giống nhau.

C. Mức phản ứng của một kiểu gen là tập hợp các phản ứng của một cơ thể khi điều kiện môi trường biến đổi.

D. Có thể xác định mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp ở một loài thực vật sinh sản hữu tính bằng cách gieo các hạt của cây này trong các môi trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.

Câu 10: Một gen có chứa 5 đoạn intron, trong các đoạn exon chỉ có 1 đoạn mang bộ ba AUG và 1 đoạn mang bộ ba kết thúc. Sau quá trình phiên mã từ gen trên, phân tử mARN trải qua quá trình biến đổi, cắt bỏ intron, nối các đoạn exon lại để trở thành mARN trưởng thành. Biết rằng các đoạn exon được lắp ráp lại theo các thứ tự khác nhau sẽ tạo nên các phân tử mARN khác nhau. Tính theo lý thuyết, tối đa có bao nhiêu chuỗi polypeptit khác nhau được tạo ra từ gen trên?

A. 10 loại

B. 120 loại

C. 24 loại

D. 60 loại

Câu 11: Trong 100.000 trẻ sơ sinh có 10 em lùn bẩm sinh, trong đó 8 em có bố mẹ và dòng họ bình thường, 2 em có bố hay mẹ lùn. Tính tần số đột biến gen

A. 0,08%

B. 0,008%

C. 0,04%

D. 0,004%

Câu 12: Ở vi sinh vật tần số đột biến a- (Mất khả năng tổng hợp chất a) là 2.10-6 cho một thế hệ và tần số đột biến b- là 8.10-5. Nếu thể đột biến mang đồng thời hai đột biến a-b- thì nó sẽ xuất hiện với tần số bao nhiêu?

A. 16 x10-10

B. 0,6 x10-10

C. 1,6 x10-9

D. 1,6 x10-10

Câu 13. Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen di hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

A. 128

B. 192

C. 24

D. 16

Câu 14: Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây nên bệnh?

A. Đao

B. Ung thư máu

C. Máu khó đông

D. Hồng cầu hình lưỡi liềm

Câu 15: Guanin dạng hiếm kết cặp với timin trong tái bản tạo nên

A. Nên 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau

B. Đột biến A-T ∀ G-X

C. Đột biến G-X ∀ A-T

D. Sự sai hỏng ngẫu nhiên 

Câu 16: Kiểu gen AaBBDdEe giảm phân bình thường cho bao nhiêu loại giao tử?

A. 16 B. 8 C. 4 D. 32

Câu 17: Tổng số nhiễm sắc thể của bộ lưỡng bội bình thường ở một loài có số lượng 22, trong tế bào cá thể A ở cặp thứ 5 và cặp thứ 6 đều có 4 chiếc, cá thể đó là thể?

A. Tứ bội

B. Thể bốn kép

C. Đa bội chẵn

D. Thể tam nhiễm kép

Câu18: Cho cấu trúc di truyền của QT như sau: 0,2AABb: 0,2 AaBb: 0,3aaBB: 0,3aabb. Nếu QT trên giao phối tự do thì tỷ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là:

A. 12,25%

B. 30%

C. 35%

D. 5,25%

Câu19: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên?

A. Các giọt côaxecva

B. Các tế bào nhân thực

C. Các tế bào sơ khai

D. Các đại phân tử hữu cơ

Câu 20: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội.

B. Để tạo ra những con lai có ưu thế lai cao về một số đặc tính nào đó, người ta thường bắt đầu bằng cách tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.

C. Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng cho việc nhân giống.

D. Trong một số trường hợp, lai giữa hai dòng nhất định thu được con lai không có ưu thế lai, nhưng nếu cho con lai này lai với dòng thứ ba thì đời con lại có ưu thế lai.

Câu 21: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?

A. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

B. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.

D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 22: Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.

A. 8/9    

B. 3/4  

C. 1/2  

D. 9/5 

Câu 23: Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:

F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa F2: 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa

F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa

Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?

A. Giao phối không ngẫu nhiên

B. Đột biến gen

C. Các yếu tố ngẫu nhiên

D. Giao phối ngẫu nhiên

Câu 24: Theo Đacuyn thì thực chất của CLTN là sự phân hoá khả năng?

A. Phản ứng của cơ thể trước môi trường.

B. Thích nghi của cá thể với môi trường

C. Sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

D. Sống sót của các cá thể khác nhau trong loài.

Câu 25: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến có vai trò cung cấp?

A. Nguồn nhiên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.

B. Các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng của di truyền quần thể.

C. Các alen mới làm thay đổi tần số các alen theo một hướng xác định.

D. Các alen mới làm thay đổi tần số các alen theo một chậm chạp.

Câu 26: Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống.

B. Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

C. Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn.

D. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.

Câu 27: Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.

B. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.

C. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.

D. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.

Câu 28: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa học hiện đại, phát triển nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các biến dị là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

B. Tất cả các biến dị đều di chuyển được và đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

C. Không phải tất cả các biến dị di truyền đều là chọn lọc tự nhiên.

D. Tất cả các biến dị đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

Câu 29: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

B. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.

D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

Câu 30: Loài có 2n = 24.Số trường hợp đồng thời xảy ra cả 3 đột biến: thể 0, thể 1 và thể 3 là?

A. 1320  

B. 132

C. 120

Câu 31: Một trong những đặc điểm của thường biến là?

A. Có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

B. Phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính.

C. Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định.

D. Di truyền được cho đời sau và là nguyên liệu của tiến hóa.

Câu 32: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

B. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trị tiến hóa.

C. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.

D. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.

Câu 33: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.

C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.

D. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.

Câu 34: Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định tỷ lệ và chiều cao cây có 3 alen trội?

A. 27/64 và 160 cm

B. 16/64 và 165 cm

C. 8/ 256 và 155cm

D. 20/64 và 165 cm

Câu 35: Cây có KG Dd tự thụ, nếu hoán vị gen với f(A/B) =10% và f(E/h) =20%. Tỉ lệ % của giao tử ABdEH vàTỉ lệ cây ít nhất có một tính trạng trội là:

A. 0.0225 và 0,99949

B. 0,02 và 0,8540

C. 0,04 và 0,9995

D. 0,25 và 0,7565

Câu 36: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên.

B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Cách li địa lí.

D. Đột biến.

Câu 37: Khi lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, F1 thu được 100% hoa đỏ. Cho lai F1 với cây hoa trắng thuần chủng ở trên, F2 thu được 3 hoa trắng: 1 hoa đỏ. Sự di truyền tính trạng trên tuân theo quy luật nào?

A. Tương tác bổ trợ tỷ lệ 9:3:3:1

B. Tương tác cộng gộp

C. Tương tác bổ trợ tỷ lệ 9:6 :1

D. Tương tác bổ trợ tỷ lệ 9:7

Câu 38: Cho cặp P thuần chủng về 3 gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, hãy cho biết số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?

A. 600 cây.

B. 300 cây.

C. 450 cây.

D. 150 cây.

Câu 39: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd với mỗi gen qui định một tính trạng. Kết quả nào có thể không xuất hiện?

A. F1 có 27 kiểu gen.

B. số loại giao tử của P là 8.

C. F1 có 8 kiểu hình.

D. F1 có tỉ lệ kiểu gen bằng (1 : 2 : 1)3.

Câu 40: Ví dụ nào sau đây nói lên tính thoái hóa của mã di truyền?

A. Bộ ba 5'UUX3' quy định tổng hợp phêninalanin.

B. Bộ ba 5'UUA3', 5'XUG3' cùng quy định tổng hợp lơxin.

C. Bộ ba 5'AUG3' quy định tổng hợp mêtiônin và mang tín hiệu mở đầu dịch mã.

D. Bộ ba 5'AGU3' quy định tổng hợp sêrin.

Câu 41: Sự không phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên?

A. Cành tứ bội trên cây lưỡng bội

B. Cành đa bội lệch.

C. Thể tứ bội.

D. Thể bốn nhiễm.

Câu 42: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại khỏi quần thể nhanh nhất?

A. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.

C. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y.

Câu 43: Ở người, nhóm máu do 3 alen IA, IB, IO nằm trên NST thường qui định. Biết 2 alen IA, IB là đồng trội so với alen IO. Xác định số loại KG và KH có thể có trong quần thể người.

A. 3 kiểu gen; 3 kiểu hình

B. 3 kiểu gen; 4 kiểu hình

C. 3 kiểu gen; 5 kiểu hình

D. 6 kiểu gen; 4 kiểu hình

Câu 44: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

A. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

B. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác

C. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

D. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là:

A. (1), (3) B. (1), (4) C. (2), (4) D. (2), (3)

Câu 45: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên

B. Các yếu tố ngẫu nhiên

C. Giao phối không ngẫu nhiên

D. Di - nhập gen

Câu 46: Thí nghiệm của S: Milơ năm 1953 đã chứng minh?

A. Các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện nguyên thủy của trái đất.

B. Các chất hữu cơ được hình thành được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ năng lượng sinh học.

C. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của trái đất bằng con đường tổng hợp sinh học.

D. Ngày nay các chất hữu cơ được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học tự nhiên.

Câu 47: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng?

A. Cơ quan thoái hóa.

B. Cơ quan tương tự.

C. Cơ quan tương đồng.

D. Phôi sinh học.

Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen?

nòi 1: ABCDEFGHI; nòi 2: HEFBAGCDI; nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI

Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là:

A. 1 à 3 à 4 à 2

B. 1 à 4 à 2 à 3

C. 1 à 3 à 2 à 4

D. 1 à 2 à 4 à 3

Câu 48: Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n+1) sẽ tạo nên

A. Thể 1 nhiễm

B. Thể ba nhiễm

C. Thể 4 nhiễm hoặc thể ba nhiễm kép

D. Thể khuyết nhiễm

Câu 49: Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 9, 11, 16 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp có khả năng?

A. Mất một axitamin

B. Thay thế một axitamin khác.

C. Mất một axitamin và khả năng xuất hiện tối đa 3 axitamin mới.

D. Thay đổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.

Câu 50: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây?

A. Giao phối ngẫu nhiên

B. Chọn lọc tự nhiên

C. Giao phối không ngẫu nhiên

D. Các yếu tố ngẫu nhiên

ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN SINH HỌC

Mã đề 121

1A

2A

3C

4B

5D

6C

7B

8A

9A

10C

11D

12D

13B

14A

15C

16B

17B

18A

19D

20C

21C

22A

23A

24D

25D

26A

27C

28D

29B

30A

31C

32B

33B

34D

35A

36C

37D

38A

39C

40B

41A

42A

43D

44A

45D

46A

47B

48A

49C

50D

 Mã đề 122

1D

2C

3D

4A

5A

6A

7C

8B

9D

10C

11A

12C

13A

14C

15D

16C

17D

18B

19A

20D

21C

22A

23A

24B

25B

26A

27D

28B

29C

30D

31A

32D

33C

34C

35D

36A

37B

38A

39C

40A

41A

42B

43A

44C

45D

46C

47D

48A

49C

50B

0