15/01/2018, 09:44

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới Giải bài tập Địa lí lớp 7 bài 6 Bài 6: Môi trường nhiệt đới Giải bài tập SGK Địa lý 7 bài 5: Đới nóng Môi trường xích đạo ẩm. Đây là tài liệu ...

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới

Bài 6: Môi trường nhiệt đới

Giải bài tập SGK Địa lý 7 bài 5: Đới nóng Môi trường xích đạo ẩm. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo.

I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1. Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên hình 5.1.

Trả lời: Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5° đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

Câu 2. Quan sát các biểu đồ (SGK), nhận xét về sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới.

Trả lời:

- Đường nhiệt độ: Dao động mạnh từ 22°c đến 34°c và có hai lần tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3 - 4 và tháng 9-10 (các tháng có Mặt Trời đi qua thiên đỉnh).

- Các cột mưa: Chênh lệch nhau từ 0mm đến 250mm giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa giảm dần về phía hai chí tuyến và số tháng khô hạn cũng tăng lên (từ 3 đến 9 tháng).

II. GỢI Ý THỰC HIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI

Giải bài tập 1 trang 22 SGK địa lý 7: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới.

Trả lời:

- Nóng quanh năm (trên 20°C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời đi qua đỉnh đầu.

- Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 - 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 - 1.500mm.

Giải bài tập 2 trang 22 SGK địa lý 7: Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?

Trả lời:

- Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên mặt đất vào các mùa khô.

- Đất feralit là đất đặc trưng của đới nóng.

Giải bài tập 3 trang 22 SGK địa lý 7: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng?

Trả lời:

Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do phá rừng hoặc phá xavan để làm rẫy và lấy gỗ củi khiến cho đất bị bạc màu, chỉ còn cỏ tranh mới có thể mọc lên được ở đó.

Giải bài tập 4 trang 22 SGK địa lý 7: Quan sát hai biểu đồ 6.1 và 6.2 nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới (trang 20, SGK), cho biết biểu đồ nào ở Bắc bán cầu, biểu đồ nào ở Nam bán cầu. Tại sao?

Trả lời:

- Biểu đồ 6.1: Có đường biểu diễn nhiệt độ với hai lần tăng cao trong năm, nhiệt độ quanh năm trên 20°C, có một thời kì khô hạn (hoặc mưa tập trung vào mùa hạ) là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở bán cầu Bắc. Biểu đồ này ở Bắc bán cầu.

- Biểu đồ 6.2: Có nhiệt độ cả năm trên 20°c, biên độ nhiệt năm tới trên 15°c, có một thời kì khô hạn kéo dài 6 tháng, là những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Mùa mưa trái với biểu đồ bên trái (biểu đồ ở Bắc bán cầu), mưa từ tháng 11 đến tháng 4, là mùa hạ ở Nam bán cầu. Biểu đồ này thể hiện những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ở bán cầu Nam. Biểu đồ này ở Nam bán cầu.

III. CÂU HỎI TỰ HỌC

1. Đặc điểm nào sau đây không phải của nhiệt đới?

A. Nóng, thời kì khô hạn kéo dài.

B. Lượng mưa tập trung vào một mùa.

C. Sông ngòi có hai mùa nước: Cạn và lũ.

D. Rừng rậm xanh quanh năm.

Trả lời: Chọn B

2. Màu đỏ vàng của đất ở vùng nhiệt đới là do màu của:

A. Ôxít sắt, nhôm tích tụ. B. Ôxít silic, nhôm tập trung.

C. Lượng nước ngấm sâu vào trong đất. D. Các chất khoáng N, P, K.

Trả lời: Chọn D

3. Đới nóng nằm trong khoảng:

A. Giữa hai chí tuyến Bắc và Nam.

B. Từ vĩ tuyến 5° đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

C. Từ xích đạo đến chí tuyến.

D. Từ vĩ tuyến 5° đến đến xích đạo.

Trả lời: Chọn A

4. Nhiệt độ trung hình năm ở nhiệt đới

A. Trên 18°c         B. Trên 19°c        C. Trên 20°c           D. Trên 21°c

Trả lời: Chọn A

5. Ở nhiệt đới, trong năm có một thời kì khô hạn từ

A. 3 đến 6 tháng.           B. 3 đến 7 tháng,

C. 3 đến 8 tháng.          D. 3 đến 9 tháng.

Trả lời: Chọn D

0