Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân Đề cương ôn tập THPT Quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân . Tài liệu giúp các bạn học ...
Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
Đề cương ôn tập THPT Quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân
. Tài liệu giúp các bạn học sinh đang ôn thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân củng cố lại kiến thức của từng bài và nâng cao kỹ năng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm thông qua việc nhắc lại kiến thức trọng tâm bài học và các câu hỏi có liên quan ở dạng trắc nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử
Đề cương ôn tập THPT Quốc gia năm 2017 môn Ngữ Văn
Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
I. Kiến thức cơ bản:
1. Khái niệm pháp luật:
a. Pháp luật là gì? Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
b. Đặc trưng của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến.
- Tính quyền lực, bắt buộc chung.
- Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
2. Bản chất của pháp luật:
a. Bản chất giai cấp của pháp luật: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.
b. Bản chất xã hội của pháp luật:
- Pháp luật bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.
- Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác trong xã hội.
- Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội.
3. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức:
a. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế (đọc thêm)
b. Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị (đọc thêm)
c. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức:
- Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
- Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
- Những giá trị cơ bản của pháp luật - công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người hướng tới.
4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội:
a. PL là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:
- Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.
- Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức.
- Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.
- Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiệu lực thi hành cao.
c. PL là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình:
- Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.
- Công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của PL.
- PL là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
II. Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Trong hàng loạt quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về ........ có tính chất phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội.
A. đạo đức B. giáo dục C. văn hoá D. khoa học
Câu 2: Pháp luật là phương tiện để công dân
A. quyền công dân được tôn trọng và bảo vệ.
B. thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. sống trong tự do dân chủ.
D. công dân phát triển toàn diện.
Câu 3: Pháp luật là
A. quy tắc xử sự bắt buộc mọi công dân.
B. quy tắc xử sự của một cộng đồng người.
C. quy tắc xử sự bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
D. quy tắc xử sự bắt buộc chung.
Câu 4: Pháp luật bắt nguồn từ
A. xã hội. B. kinh tế. C. đạo đức. D. chính trị.
Câu 5: Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật là
A. Nhà nước. B. cơ quan nhà nước. C. Chính phủ. D. Quốc hội.
Câu 6: Pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của
A. nhân dân lao động. B. giai cấp cầm quyền.
C. giai cấp vô sản. D. giai cấp công nhân.
Câu 7: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước
A. quản lý xã hội. B. bảo vệ các giai cấp.
C. quản lý công dân. D. bảo vệ các công dân.
Câu 8: Pháp luật do Nhà nước ta xây dựng và ban hành thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của
A. giai cấp công nhân. B. đa số nhân dân lao động.
C. giai cấp vô sản. D. Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 9: Pháp luật mang tính ......... , vì pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước
A. quy phạm phổ biến. B. chặt chẽ. C. bắt buộc chung. D. mệnh lệnh.
Câu 10: Không có pháp luật, xã hội sẽ không có ...., không thể tồn tại và phát triển được.
A. hòa bình, dân chủ B. trật tự, ổn định
C. dân chủ, hạnh phúc D. sức mạnh, quyền lực
Câu 11: Những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân sẽ bị Nhà nước
A. xử lý nghiêm minh. B. xử lý thật nặng.
C. ngăn chặn, xử lý. D. xử lý nghiêm khắc.
Câu 12: Pháp luật có tính .......... bởi lẽ pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
A. bắt buộc chung B. bắt buộc C. cưỡng chế D. quy phạm phổ biến
Câu 13: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một .......
A. quy định pháp luật. B. quy phạm pháp luật. C. điều luật. D. điều cấm.
Câu 14: Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt ...... nhằm diễn đạt chính xác các quy phạm pháp luật, tránh sự hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật.
A. nội dung B. văn bản C. câu chữ D. hình thức
Câu 15: Pháp luật mang bản chất ....... sâu sắc vì pháp luật do Nhà nƣớc, đại diện cho giai cấp cầm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.
A. nhà nước B. các giai cấp C. giai cấp D. xã hội
Câu 16: Trong mối quan hệ với kinh tế: một mặt, pháp luật ....... vào kinh tế; mặt khác, pháp luật tác động trở lại đối với kinh tế.
A. phụ thuộc B. gắn liền C. tác động D. can thiệp
Câu 17: Pháp luật vừa là phương tiện để thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của ......, ghi nhận yêu cầu, quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền.
A. nhà nước B. chính trị C. xã hội D. chính sách
Câu 18: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật thì Nhà nước phải làm cho dân biết pháp luật, biết ........... của mình.
A. quyền lợi và nghĩa vụ C. trách nhiệm và năng lực
B. nhiệm vụ và khả năng D. quyền và lợi ích
Câu 19: Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là Nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức ......... trên quy mô toàn xã hội.
A. giáo dục pháp luật B. thực hiện pháp luật
C. sử dụng pháp luật D. áp dụng pháp luật
Câu 20: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật được thể hiện ở
A. tính hiện đại. B. tính vi phạm phổ biến.
C. tính quyền lực, bắt buộc chung. D. tính xác định.
Câu 21: Pháp luật mang bản chất ....... vì pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
A. chính trị - xã hội B. xã hội C. giai cấp D. kinh tế - xã hội
Câu 22: Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Pháp luật của ta là pháp luật thật sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho ................".
A. mọi giai cấp, tầng lớp B. nhân dân lao động
C. giai cấp vô sản D. giai cấp công nhân
Câu 23: Pháp luật có tính bắt buộc chung tức là quy định bắt buộc đối với tất cả cá nhân và tổ chức, ai cũng xử sự theo
A. đạo đức. B. quyền lực. C. pháp luật. D. yêu cầu.
Câu 24: Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi ngƣời trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện cụ thể của công lý, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các ............... hợp pháp của mình.
A. quyền và lợi ích B. quyền và nghĩa vụ C. nhiệm vụ D. nghĩa vụ
Câu 25: Nhờ có ............, Nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình.
A. quyền lực B. kế hoạch cụ thể C. chủ trương và chính sách D. pháp luật
Câu 26: Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá và xã hội được tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong.................
A. các văn bản luật B. luật và chính sách C. Hiến pháp và luật D. Hiến pháp
Câu 27: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ....................do ................... ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các ...........................
A. bắt buộc chung - nhà nước - quan hệ pháp luật.
B. bắt buộc - nhà nước - quan hệ xã hội.
C. bắt buộc chung - quốc hội - quan hệ xã hội.
D. bắt buộc chung - nhà nước - quan hệ xã hội.
Câu 28: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành ......... mà nhà nước là đại diện.
A. phù hợp với chí của giai cấp cầm quyền B. phù hợp với các quy phạm đạo đức
C. phù hợp với chí nguyện vọng của nhân dân D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân
Câu 29: Pháp luật mang bản chất xã hội vì
A. pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.
B. pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội.
C. pháp luật bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động.
D. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội.
Câu 30: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
A. các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. quy định các hành vi không được làm.
C. quy định các bổn phận của công dân.
D. các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
Câu 31: Trong mối quan hệ với kinh tế, pháp luật có tính độc lập tương đối: một mặt, pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật ........... đối với kinh tế.
A. tác động tích cực B. tác động trở lại C. tác động tiêu cực D. có sự chi phối
Câu 32: Ở mỗi nước, ngoài quy phạm pháp luật, còn tồn tại các loại quy phạm xã hội khác trong đó có quy phạm ........... Hai loại quy phạm này có quan hệ chặt chẽ với nhau.
A. đạo đức. B. chính trị. C. giáo dục. D. văn hoá.
Câu 33: .........., một khi đã trở thành niềm tin nội tâm thì sẽ được các cá nhân, các nhóm xã hội tuân theo một cách tự giác.
A. Pháp luật B. Chính trị C. Đạo đức D. Xã hội
Câu 34: Trong hàng loạt ............ luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức, nhất là pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, văn hoá, xã hội, giáo dục.
A. quy phạm xã hội B. quy phạm đạo đức
C. quy phạm pháp luật D. vấn đề pháp luật
Câu 35: Có thể nói, pháp luật là một ...... đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
A. phương tiện B. phương thức C. cách thức D. hình thức
Câu 36: Chính những giá trị cơ bản nhất của pháp luật - công bằng, ......., tự do, lẽ phải, cũng là những giá trị đạo đức cao cả mà con người luôn hướng tới.
A. tôn trọng B. bình đẳng C. hợp pháp D. đúng đắn
Câu 37: Pháp luật là khuôn mẫu chung cho cách xử sự của mọi người trong hoàn cảnh, điều kiện như nhau, là thể hiện cụ thể của công lý, công bằng và giới hạn tự do của mỗi người trong việc thực hiện các ........... hợp pháp của mình.
A. quyền và lợi ích B. nghĩa vụ C. quyền và nghĩa vụ D. trách nhiệm
Câu 38: Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền đó cũng như trình tự, thủ tục pháp luật để công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ các ......... hợp pháp của mình bị xâm phạm.
A. quyền lợi B. thành tựu C. quyền và nghĩa vụ D. quyền và lợi ích
Câu 39: Nhà nước ban hành các quy định để định hướng cho xã hội, phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, nhằm giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ ........... của Nhà nước.
A. quyền và nghĩa vụ B. công lý C. quyền và lợi ích D. quyền lợi
Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I. Kiến thức cơ bản:
1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật:
a. Khái niệm thực hiện pháp luật: Là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của PL đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
b. Các hình thức thực hiện pháp luật:
- Sử dụng PL: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm.
- Thi hành PL: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Tuân thủ PL: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng PL: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
c. Các giai đoạn thực hiện PL: (không học)
2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:
a. Vi phạm pháp luật:
- Có 3 dấu hiệu nhận biết vi phạm PL:
- Hành vi trái pháp luật.
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
- Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
- Khái niệm: Là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội do PL bảo vệ.
b. Trách nhiệm pháp lý: Là nghĩa vụ mà các chủ thể vi phạm PL phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do nhà nước áp dụng.
c. Các loại vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý:
- Vi phạm hình sự: là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm và quy định tại Bộ luật Hình sự. Người có hành vi vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, thể hiện ở việc phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Toà án.
- Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm PL có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước. Người vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền, phạt cảnh cáo, khôi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được dùng để vi phạm,...
- Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm PL xâm phạm các mối quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- Vi phạm kỷ luật: là vi phạm PL xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước,...
- Trách nhiệm kỷ luật: các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, thôi việc, chuyển công tác khác,...
II. Hệ thống câu hỏi:
Câu 1: Trách nhiệm hình sự là sự quyết định do cơ quan
A. Tòa án. B. cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền.
C. Viện kiểm sát. D. cơ quan, tổ chức nhà nước.
Câu 2: Thực hiện pháp luật là làm cho những quy định của pháp luật
A. đi vào lương tâm. B. đi vào cuộc sống.
C. đi vào các quy tắc xử sự trong xã hội. D. cả A, B, C.
Câu 3: Người có hành vi gây tổn hại sức khỏe cho người khác thì
A. phải chịu trách nhiệm dân sự. B. phải chịu trách nhiệm hình sự.
C. phải chịu trách nhiệm hình sự và dân sự. D. phải chịu trách nhiệm hành chính.
Câu 4: Vi phạm pháp luật có các loại vi phạm là
A. hình sự, hành chính, dân sự, kỷ luật.
B. hình sự, hành chính, pháp luật, dân sự.
C. kỷ luật, pháp luật, hành chính, hình sự.
D. hình sự, hành động, dân sự, pháp luật.
Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi
A. xâm phạm các quan hệ tài sản và sở hữu.
B. xâm phạm các quan hệ tài sản.
C. xâm phạm các quan hệ tài sản và thân nhân.
D. xâm phạm các quan hệ tài sản và nhân thân
Tài liệu vần còn, mời bạn tải về