Đề cương ôn thi học kì 1 lớp 8 môn Văn – THCS Phước Nguyên năm 2016 – 2017
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 trường THCS Phước Nguyên được Kiemtradethi.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn thi học kì 1 môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 8, giúp các bạn củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức Văn đã học trong học kì 1, mời các bạn tham khảo. ...
Đề cương ôn tập học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 trường THCS Phước Nguyên được Kiemtradethi.com sưu tầm và đăng tải là tài liệu ôn thi học kì 1 môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 8, giúp các bạn củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức Văn đã học trong học kì 1, mời các bạn tham khảo.
TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I – MÔN NGỮ VĂN KHỐI 8
NĂM HỌC 2016 – 2017
PHẦN I: VĂN BẢN
1.Truyện kí Việt Nam trước 1945 :
Stt | Tên văn bản | Tác giả | Thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
1 | Trong lòng mẹ
(Trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” (1938) |
Nguyên Hồng
(1918-1982) |
Hồi kí (trích) | Nỗi cay đắng tủi cực và lòng yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu với người mẹ bất hạnh | Tự sự kết hợp với trữ tình; kể chuyên kết hợp với miêu tả và biểu cảm đánh giá.
– Cảm xúc và tâm trạng nồng nàn, mãnh liệt, sử dụng những hình ảnh so sánh liên tưởng táo bạo |
2 | Tức nước vỡ bờ
(Trích chương 18 tiểu thuyết “Tắt đèn” (1934) |
Ngô Tất Tố (1893- 1954) | Tiểu thuyết (Trích) | – Vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến, tố cáo chính sách thuế khóa vô nhân đạo
– Ca ngợi những phẩm chất cao quý và sức mạnh quật khởi tiềm tàng mạnh mẽ của chị Dậu cũng là của người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng |
-Ngoài bút hiện thực khỏe khoắn, giàu tinh thần lạc quan
– Xây dựng tình huống truyện bất ngờ có cao trào và giải quyết hợp lí – Xây dựng miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, và hành động, trong thế tương phản với các nhân vật khác |
3 | Lão Hạc
(Trích truyện ngắn “ Lão Hạc”) |
Nam Cao
(1915- 1951) |
Truyện ngắn (trích) |
– Số phận đau thương, phẩm chất cao quí của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng tám – Thái độ trân trọng của tác giả với họ |
– Tài năng khắc họa nhân vật rất cụ thể sống động dặc biệt là miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí của một số nhân vật.
– Cách kể chuyện mới mẻ, linh hoạt. Ngôn ngữ kể chuyện và miêu tả người rất chân thực, đậm chất nông thôn, nông dân triết lí nhưng rất giản dị tự nhiên |
2. Văn bản nhật dụng
TT |
Tên văn bản |
Đề tài | PTBĐ | Nội dung
|
Nghệ thuật |
1 2 3 | Thông tin về ngày trái đất năm 2000(Theo tài liệu của sở KHCN Hà Nội) | Bảo vệ môi trường | Thuyết minh | Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ, có tính khả thi trong việc bảo vệ môi trường Trái Đất | – Văn bản giải thích rất đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ về tác haị của việc dùng bao bì ni lôngvề lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông- Ngôn ngữ diễn đạt sáng tỏ, chính xác, thuyết phục. |
Ôn dich thuốc lá(Bùi Khắc Viện) | Quyết tâm phòng chống thuốc lá | Lập luận và thuyết minh | Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn chặn tệ nạn hút thuốc lá | – Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học- Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội | |
Bài toán dân số(Thái An) | Hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số | Thuyết minh kết hợp tự sự và lập luận | Nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại | – Sự kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích- Lập luận chặt chẽ- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục |
3.Thơ:
Stt | Tác phẩm | Tác giả | Nội dung | Nghệ thuật |
1 | Đập đá ở Côn Lôn
(Thơ thất ngôn bát cú) |
Phan Châu Trinh | Hình tượng lẫm liệt ngang tàn của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không hề sờn lòng |
– Bút pháp lãng mạn – Giọng điệu hào hùng |
2 | Ông đồ
(thơ mới – năm chữ tự do) |
Vũ Đình Liên | Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. | – Viết theo thể thơ ngũ ngôn hiện đại
– Xây dựng những hình ảnh đối lập – Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc |
PHẦN II: TIẾNG VIỆT
* Hệ thống hóa các bài tiếng Việt đã học ở HKI
Chủ đề | Tên bài | Khái niệm | Đặc điểm, cấu tạo, tác dụng, phân loại | Ví dụ
|
Từ vựng | Từ tượng hình, từ tượng thanh | – Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
– Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người |
– Gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao
– Thường được dùng trong văn tự sự và miêu tả |
-Ví dụ: lom khom, lác đác, chênh vênh, chót vót, khấp khểnh,…
-Ví dụ: róc rách, rì rào, leng keng,… |
Ngữ pháp | Trợ từ | Là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó | – Nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu | Những, có, chính, đích, ngay,…
VD: Chính tôi đưa quyển sách này cho anh ấy mượn. |
Thán từ | Là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi tách riêng ra thành một câu đặc biệt | Có hai loại thán từ:
+ Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc + Thán từ gọi đáp |
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ? – Dạ, con nghe nè mẹ! |
|
Tình thái từ | – Là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị tình cảm của người nói
* Khi nói , khi viết cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…) |
Tình thái từ gồm một số loại:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hử, hả, … + Tình thái từ cầu khiến: đi, với, nào,… + Tình thái từ cảm thán: thay, sao,… + Tình thái từ biểu thị tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà |
Em thích cái này cơ! |
|
Các biện pháp tu từ | Nói quá | Là biện pháp tu từ phóng đại, mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm | Tác dụng của nói quá: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu văn, câu thơ hay lời nói. | Gặp nhau chưa kịp hỏi chào / Nước mắt đã trào, rơi xuống bỏng tay.
(Ca dao) |
Nói giảm, nói tránh | Nói giảm, nói tránh là biện pháp tư từ dung cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, thô tục, thiếu lịch sự | Tác dụng: tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự |
Bác Dương thôi đã thôi rồi! |
|
Câu | Câu ghép | – Là câu do hai hoặc nhiều cụm C – V tạo thành. Mỗi cụm C – V này được gọi là một vế câu.
– Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: dựa vào ý nghĩa biểu thị của quan hệ từ hoặc dựa vào hoàn cảnh giao tiếp để xác định |
Có hai cách nối các vế câu:
– Dùng những từ có tác dụng nối: + Nối bằng một quan hệ từ, cặp quan hệ từ + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau – Không dùng từ nối: giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy |
Bởi em // không học bài nên bài kiểm tra // bị điểm kém. (nguyên nhân – kết quả) |
MỘT SỐ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT THAM KHẢO
BT1: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp :
Cột A (câu ghép) | Cột B (Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu) | Đáp án |
1. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
2. Trời trong như ngọc, đất sạch như lau. 3. Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. 4. Mặt trời càng lên cao, ánh nắng càng gay gắt. 5. Do Hải chủ quan nên bạn ấy đã làm sai bài toán cuối. 6. Anh đi trước rồi mọi người đi sau cũng được. |
a. Quan hệ nguyên nhân
b. Quan hệ tiếp nối c. Quan hệ tương phản d. Quan hệ tương đồng e. Quan hệ điều kiện g. Quan hệ tăng tiến. |
1 –
2 – 3 – 4 – 5 – 6 – |
BT 2: Xác định từ tượng thanh, từ tượng hình và nêu tác dụng?
1. “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”
(Nam Cao)
2. “Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên.”
(Nam Cao)
3. Đường phố bỗng rì rào chân bước vội
Người đi như xối nước lên hè
Những con chim lười còn ngủ dưới hàng me
Vừa tỉnh dậy rật trời lên ríu rít
Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít
Sum sê chợ bưởi, tíu tít Đồng Xuân. (Tố Hữu)
4. Bác ngồi đó ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông thăm thẳm một vùng trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi hai mươi
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người. (Tố Hữu)
BT3 : Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các ví dụ sau:
1. Than vận nước gặp khi biến đổi,
Để quân Minh thừa hội xâm lăng.
Bốn phương khói lửa bừng bừng,
Xiết bao thảm họa xương rừng máu sông! (Trần Tuấn Khải)
2. Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.
(Phan Bội Châu)
3. Bác ơi tim Bác mênh mông thế,
Ôm cả non sông mọi kiếp người !
(Tố Hữu)
4. Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”
(Nguyễn Khuyến)
5. Đội trời, đạp đất ở đời
Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông.
(Nguyễn Du)
- Một tiếng chim kêu sáng cả rừng (Khương Hữu Dụng)
- Chí ta lớn như biển Đông trước mặt (Tố Hữu)
- Người say rượu mà đi xe máy thì tính mạng ngàn cân treo sợi tóc.
- Bác đã lên đường theo tổ tiên (Tố Hữu)
BT4: Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong những câu sau:
-Đích thị là Lan được điểm 10.
-Có thế tôi mới tin anh.
-Cái bạn này kì quá.
-Nó hát những mấy bài liền.
-Anh tôi toàn những lo là lo.
-Ngay cả bạn thân nó cũng ít tâm sự
-Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
BT5: Xác định từ loại của các từ in đậm trong các câu sau:
-Tôi đã giúp bạn nhiều rồi mà.
-Anh lo làm mà ăn chứ không thể đi ăn xin mãi được.
-Bạn bảo sao thì tôi nghe vậy.
-Không ai hát thì tôi hát vậy.
-Bạn giúp tôi một tay với.
-Với tôi, việc học là quan trọng nhất.
-Ai ở đằng kia vậy?
-Em thích hát dân ca kia mà.
BT6: Xác định và phân loại thán từ trong các câu sau :
1.Bác ơi! (Tố Hữu)
2.Hỡi ơi lão Hạc! (Nam Cao)
3.Ái, đau quá!
4.Khốn nạn! Nhà cháu đã túng quá nay lại thêm phần sưu của chú nó nữa (Ngô Tất Tố)
5.Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ. (Ngô Tất Tố)
6.Thương thay cũng một kiếp người
7.Hại thay mang lấy sắc tài làm chi (Nguyễn Du)
BT7: Biến đổi các cặp câu đơn sau thành những câu ghép có mối quan hệ giữa các vế câu. Xác định mối quan hệ đó :
1.Hôm nay trời mưa to quá. Tôi ở nhà tự học bài và làm bài.
2.Gió thổi mạnh. Trời mưa càng lúc càng to. Nước sông lên rất nhanh.
3.Bố mẹ thương con nhiều lắm. Con cần cố gắng hơn nữa.
4.Em thường giúp đỡ mọi người. Em được mọi người yêu mến.
BT8: Xác định các vế câu ghép, cách nối các vế câu và quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
1.Trống lại thúc, mõ lại khua, tù và rúc liên thanh bất chỉ. (Ngô Tất Tố)
2. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. (Ngô Tất Tố)
3. Tôi đã tính không chơi với Trinh nữa thì một hôm anh ta đến tìm tôi (Nguyễn Công Hoan).
4. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! (Hồ Chí Minh)
BT9: Đọc đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu bên dưới :
“… Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo :
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.” (Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng)
1.Xác định các tình thái từ có trong đoạn văn trên.
2. Xác định câu ghép và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
BT 4.2 : “Tôi lắng nghe hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền đất xa lạ kia. Thuở ấy, chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến : ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này?”
(Hai cây phong – Ai-ma-tốp)
1.Tìm những từ tượng thanh có trong đoạn văn trên.
2.Xác định câu ghép và chỉ ra quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
BT 10: Viết đoạn văn (với một trong các chủ đề quê hương, trường lớp, bạn bè,…) có sử dụng các loại từ và từ loại đã học (từ tượng thanh, tượng hình, trợ từ, thán từ, tình thái từ) và sử dụng các biện pháp tu từ (nói quá, nói giảm – nói tránh), câu ghép.
PHẦN III : TẬP LÀM VĂN
I/ Yêu cầu chung:
– Trình bày một bài văn tự sự, thuyết minh.
– Biết triển khai các kỹ năng trong làm văn tự sự, thuyết minh.
– Tiến hành các bước làm bài văn tự sự, thuyết minh.
– Nắm được những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản: chủ đề, bố cục, đoạn văn, liên kết các đoạn văn trong văn bản.
– Phương pháp tạo lập văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
– Phương pháp làm bài văn thuyết minh.
II/ Dàn ý khái quát của bài văn tự sự, bài văn thuyết minh:
2.1. Bài văn tự sự:
a) Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (cũng có thể nêu kết quả của sự việc, số phận của nhân vật trước rồi hồi tưởng kể nguyên nhân, diễn biến sự việc sau).
b) Thân bài: – Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
– Khi kể, kết hợp miêu tả sự việc, nhân vật được miêu tả.
c) Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).
2.2. Dàn ý bài văn thuyết minh:
Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh
Thân bài: Thuyết minh chi tiết
– Nguồn gốc
– Cấu tạo
– Phân loại
– Đặc điểm
– Công dụng, chức năng
– Cách sử dụng, bảo quản
Kết bài: Nêu nhận định, suy nghĩ của bản thân.
* MỘT SỐ ĐỀ BÀI THAM KHẢO (HS tập làm dàn ý với các đề bài sau) :
a.Văn tự sự:
– Đề 1: Kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
– Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân, …) sống mãi trong lòng tôi.
– Đề 3: Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
– Đề 4: Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
B.Văn thuyết minh (HS tập làm dàn ý với các đề bài sau) :
Đề 1: Thuyết minh về một thứ đồ dùng trong học tập (bút bi, bút máy, bút chì, thước, com pa,…)
Đề 2: Thuyết minh về một thứ vật dụng trong gia đình (phích nước, bàn, ghế, ti vi,…)
Đề 3: Thuyết minh về một con vật nuôi (trâu, chó, mèo,…)
Đề 4: Thuyết minh về một loài cây hay hoa quả (hoa hồng, hoa mai, hoa cúc, quả dưa hấu, quả thơm, quả dừa,…)
Đề 5: Thuyết minh về một thể loại văn học (thất ngôn bát cú, lục bát, truyện ngắn…)
Chúc các em ôn tập và làm bài thi tốt!