Đề cương ôn thi giữa kì 2 lớp 7 môn Toán, Văn, Anh năm học 2015-2016
Đề cương ôn thi giữa kì 2 lớp 7 môn Toán, Văn, Anh năm học 2015-2016 Thầy cô và các em tham khảo Đề cương ôn thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Toán, Văn, Anh năm học 2015-2016 trường THCS&THPT Lê Lợi tỉnh Bình Thuận. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ 2 – NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: TOÁN 7 I/ LÍ ...
Đề cương ôn thi giữa kì 2 lớp 7 môn Toán, Văn, Anh năm học 2015-2016
Thầy cô và các em tham khảo Đề cương ôn thi giữa học kì 2 lớp 7 môn Toán, Văn, Anh năm học 2015-2016 trường THCS&THPT Lê Lợi tỉnh Bình Thuận.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KÌ 2 – NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: TOÁN 7
I/ LÍ THUYẾT:
I. ĐẠI SỐ:
- Nắm được dấu hiệu là gì.
- Biết cách lập bảng tần số và nêu nhận xét.
- Biết cách tính số trung bình cộng. Tìm mốt của dấu hiệu.
- Biết vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
II. HÌNH HỌC:
- Nắm định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều
- Nắm định lí Pitago, định lí Pitago đảo.
- Nắm vững các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
II/ CÁC BÀI TẬP THAM KHẢO:
Bài 1:
Một giáo viên theo dõi thời gian làm bài tập (tính theo phút) của 30 học sinh (ai cũng làm được) và ghi lại như sau:
a) Bảng trên đươc gọi là bảng gì?
b) Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì?
c) Lập bảng “tần số” và nêu nhận xét
d) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu
e) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Bài 2:
Điểm bài kiểm tra môn Toán học kỳ I của 32 học sinh lớp 7A được ghi trong bảng sau :
7 | 4 | 4 | 6 | 6 | 4 | 6 | 8 |
8 | 7 | 2 | 6 | 4 | 8 | 5 | 6 |
9 | 8 | 4 | 7 | 9 | 5 | 5 | 5 |
7 | 2 | 7 | 6 | 7 | 8 | 6 | 10 |
a) Dấu hiệu ở đây là gì ?
b) Lập bảng “ tần số ” và nhận xét.
c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Bài 3:Cho tam giác cân ABC cân tại A (AB = AC). Gọi D, E lần lượt là trung điểm của AB và AC.
a) Chứng minh ΔABE = ΔACD .
b) Chứng minh BE = CD.
c) Gọi K là giao điểm của BE và C
D.Chứng minh ΔKBC cân tại K.
d) Chứng minh AK là tia phân giác của góc ∠BAC
Bài 4: Cho tam giác nhọn AB
C.Kẻ AH ⊥ BC ( H∈BC ). Biết AB = 13 cm; AH = 12 cm và HC=16 cm. Tính chu vi tam giác ABC.
Bài 5: Cho góc nhọn xOy và N là một điểm thuộc tia phân giác của góc xOy. Kẻ NA vuông góc với Ox (A ∈ Ox), NB vuông góc với Oy (B ∈ Oy)
a) Chứng minh: NA = NB.
b) Tam giác OAB là tam giác gì? Vì sao?
c) Đường thẳng BN cắt Ox tại D, đường thẳng AN cắt Oy tại E. Chứng minh: ND = NE.
d) Chứng minh ON ⊥ DE
Bài 6: Cho tam giác ABC cân tại A, Kẻ AH⊥BC (H ∈ BC)
a) Chứng minh góc ∠BAH = ∠CAH
b) Cho AH = 3 cm, BC = 8 cm. Tính độ dài AC.
c) Kẻ HE ⊥ AB, HD ⊥ AC . Chứng minh AE = AD.
d) Chứng minh ED // BC.
HẾT
GVTG: Nguyễn Thị Kim Cúc
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – Năm học 2015-2016
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
I. VĂN
- Nắm đặc điểm của tục ngữ (Xem chú thích bài 18)
- Học thuộc các câu tục ngữ, nắm vững nội dung và nghệ thuật của từng câu.
– Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
– Tục ngữ về con người và xã hội.
- Đọc các văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.
– Nắm được tác giả, nội dung, nghệ thuật, phương thức biểu đạt, xuất xứ của mỗi văn bản
– Để chứng minh nhận định:”Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự nào?
– Đề làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
II. TIẾNG VIỆT
1. Thế nào là rút gọn câu ? Rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi dùng câu rút gọn cần chú ý những gì?
Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?
– Học ăn, học nói, học gói, học mở.
– Thương người như thể thương thân.
– Cái răng cái tóc là góc con người.
– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
2. Thế nào là câu đặc biệt? Nêu các tác dụng của câu đặc biệt.
Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong những đoạn văn sau. Mỗi câu rút gọn và câu đặc biệt có tác dụng gì ?
a) Nam đi học về, thấy mẹ, Nam chào:
– Con chào mẹ ạ !
– Chào con.
– Mẹ ơi, hôm nay con được điểm 10.
– Bài nào của con được điểm 10 thế ?
– Thưa mẹ, bài Toán và bài Lịch sử ạ !
b) Đang học bài, bỗng Lan nghe tiếng gọi:
– Lan ơi ! Lan !
Lan chạy ra và reo lên:
– Ôi, Thuỷ ! Bạn về bao giờ thế ?
– Sáng nay.
c) Nắng lên. Tiếng nhạc rừng đã văng vẳng. Bỗng xuất hiện một con hổ vằn. Tiếng hót ngừng. Cả tiếng hú của bầy vượn đen. Lặng im. Chỉ có tiếng gió rì rào.
3. Trạng ngữ là gì? Các loại trạng ngữ nào thường gặp trong câu? Về mặt hình thưc trạng ngữ có những đặc điểm nào?
Tìm và phân loại trạng ngữ trong những câu sau:
– Nhờ sự quan tâm của cô giáo chủ nhiệm, lớp đã tiến bộ.
– Xa xa, thấp thoáng những cánh buồm.
– Nhiều bạn trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến, để góp phần xây dựng bài học.
– Rùa há miệng, nhanh như cắt, đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
– Qua hàng nghìn năm, bằng chiếc lưỡi cày và thanh gươm, ông cha ta đã dựng nước và giữ nước, chiến thắng mọi kẻ thù cường bạo.
4. Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động?
Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Xác định câu bị động trong các câu sau:
– Nam được cô giáo khen.
– Nam được giải nhất trong kỳ thi Toán.
– Em bé bị ngã.
– Em bị thầy giáo phê bình.
– Cây cờ được người ta dựng ở giữa sân.
– Cây cờ được dựng ở giữa sân.
– Cây cờ dựng ở giữa sân.
– Cây cờ, người ta dựng ở giữa sân.
III. TẬP LÀM VĂN
1. Nắm được một số vấn đề chung về văn nghị luận
– Thế nào là văn nghị luận? Mục đích và tác dụng của văn nghị luận? Trong bài văn nghị luận phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
– Thế nào là nghị luận chứng minh?
– Phương pháp làm văn nghị luận chứng minh.
2. Lập dàn bài các đề văn sau:
– Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
– Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí : “Uống nước nhớ nguồn”.
3. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
— HẾT —
GVTG: Vương Thị Lệ Thu
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2-NĂM HỌC: 2015-2016
MÔN: ANH 7
I/ Vocabulary: review from Unit 8 to Unit 10.
II/ Grammar:
1/ The present simple tense:
* Với động từ Tobe: S + am/ are/ is + O
* Với động từ thường:
(+) S + Vs/ es + O.
(-) S + do/ does + not + Vinf + O.
(?) Do/ does + S + Vinf + O?
2/ The present progressive tense:
(+) S + am/ are/ is + V(ing) + O.
(-) S + am/ are/ is + not + V(ing) + O.
(?) Am/ is/ are + S + V(ing) + O.
3/ The past simple tense:
* Với động từ Tobe: S + was/were + O.
* VớI động từ thường: (+) S + V2/ed+ O.
(-) S + did + not + V(inf) + O.
(?) Did+ S + V(inf) + O.
4/ The future simple tense:
(+) S + will + V(inf) + O.
(-) S + will + not + V(inf) + O.
(?) Will + S + V(inf) + O?
5/ Modal verbs: Can, must, Should…
6/ Comparatives and superlatives (So sánh hơn và So sánh nhất).
7/ prepositions: at, on, in, with, for, from ………….
8/ Why / Because
TTCM: Lê Thị Tuyết Nga