14/01/2018, 21:32

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 Tài liệu ôn tập môn Văn lớp 12 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn chuẩn ...

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12

được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn tập môn Văn hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các bạn chuẩn bị cho kì thi cuối năm hiệu quả. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 12 tỉnh Kiên Giang năm 2015

Hệ thống kiến thức cơ bản về các tác phẩm tự sự trong chương trình Ngữ Văn lớp 12

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau năm học 2012 - 2013

Đề cương ôn thi học kì 2 môn Văn lớp 12

 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – HỌC KÌ II

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

I/ Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu trong kì thi THPTQG.

1/ Phạm vi:

  • Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
    • Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
    • Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
  • Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý,... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).

2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu

  • Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,...
  • Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
  • Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
  • Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
  • Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.

II/ Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

1/ Kiến thức về từ:

  • Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt...
  • Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái...

2/ Kiến thức về câu:

  • Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
  • Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
  • Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,...

3/ Kiến thức về các biện pháp tu từ:

  • Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,...
  • Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,...
  • Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,...

4/ Kiến thức về văn bản:

  • Các loại văn bản.
  • Các phương thức biểu đạt.

III. Phong cách chức năng ngôn ngữ:

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

2. Phong cách ngôn ngữ khoa học:

3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

4. Phong cách ngôn ngữ chính luận:

5. Phong cách ngôn ngữ hành chính:

6. Phong cách ngôn ngữ báo chí:

IV. Phương thức biểu đạt:

1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

  • Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
  • Đặc trưng:
    • Có cốt truyện.
    • Có nhân vật tự sự, sự việc.
    • Rõ tư tưởng, chủ đề.
    • Có ngôi kể thích hợp.

2. Miêu tả.

  • Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

4. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

5. Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

V. Phương thức trần thuật:

  •  Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
  • Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
  • Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)

VI. Phép liên kết: Thế - Lặp – Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược...

VII. Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.

Giáo viên cần giúp HS ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác:

  • So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy...
  • Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị của việc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.

VIII. Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành; Qui nạp...

XIX. Các thể thơ:

Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ...

II/ Luyện tập thực hành

ĐỀ 1. Cho đoạn văn sau:

"Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đè thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọnh giải phóng giống nòi....Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình..."

(Trích "Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức "- Nguyễn An Ninh)

a/ Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Của ai?

b/ Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?

c/ Đoạn trích được diễn đạt theo phương thức nào?

d/ Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ song hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa".

III/ Luyện tập phần đọc hiểu với các văn bản ngoài sách giáo khoa:

* Ngữ liệu được dùng có thể là một bài thơ, một trích đoạn bài báo hoặc một lời nói, lời nhận xét của tác giả nào đó về một sự việc, sự kiện.

* Cách thức ra đề:

  • Sẽ cố tình viết sai chính tả, sai cấu trúc ngữ pháp và yêu cầu học sinh sửa lại cho đúng.
  • Xác định hình thức ngôn ngữ biểu đạt, phương thức liên kết trong ngữ liệu.
  • Ý nghĩa của một chữ, một hình ảnh nào đó trong ngữ liệu đưa ra?
  • Nêu ý nghĩa nhan đề? (Hoặc hãy đặt tên cho đoạn trích).
  • Nhận xét mối quan hệ giữa các câu? Từ mối quan hệ ấy chỉ ra nội dung của đoạn?
  • Từ một hoặc hai câu nào đó trong ngữ liệu, yêu cầu viết 200 từ xung quanh nội dung ấy?
  • Nêu nội dung của văn bản? Nội dung ấy chia thành mấy ý?
  • Nếu là thơ:
    • Xác định thể thơ, cách gieo vần?
    • Biện pháp nghệ thuật được sử dụng? Giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy?
    • Cảm nhận về nhân vật trữ tình?
    • Hiểu như thế nào về một câu thơ trong văn bản?
  • Nếu là văn xuôi:
  • Đưa ra nhiều nhan đề khác nhau, yêu cầu học sinh chọn một nhan đề và nêu ý nghĩa?
  • Chỉ ra các phép liên kết? Biện pháp nghệ thuật để biểu đạt nội dung?

* Một số ví dụ

1. Trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước phiên thảo luận cấp cao của Đại Hội đồng LHQ khóa 68 có đoạn:
"Thưa quý vị! Đã phải trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và đói nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi càng cháy bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé, như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi giành và giữ độc lập, thống nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế...".

a/ Xác định phong cách ngôn ngữ chức năng của đoạn văn?

b/ Phương thức liên kết?

c/ Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn?

0