Đề cuối học kì 1 môn Văn lớp 10 – THPT Mỹ Lộc có đáp án mới nhất
Dưới dây là Đề thi cuối học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn . Đề thi được trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT MỸ LỘC ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10 Thời gian làm bài ...
Dưới dây là Đề thi cuối học kì 1 lớp 10 môn Ngữ văn. Đề thi được trường THPT Mỹ Lộc – Nam Định: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THPT MỸ LỘC
ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 10
Thời gian làm bài 90 phút
1: ( 2 điểm)
Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ? Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong câu ca dao sau:
“ Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
2: ( 2 điểm)
Anh ( chị) hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích vẻ đẹp của bài ca dao sau:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
( Sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập I/ trang 83- NXB Giáo dục 2006)
3: ( 6điểm )
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè” (Bảo kính cảnh giới– bài 43).
GỢI Ý ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 10
( Thời gian làm bài : 90 phút)
1: ( 2 điểm)
1 |
Đáp án |
Điểm |
HS cần đáp ứng được hai yêu cầu | ||
– Yêu cầu 1: Trình bày được 3 đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ sinh hoạt:
+ Tính cụ thể + Tính cảm xúc + Tính cá thể |
( 1đ) |
|
– Yêu cầu 2: Chỉ ra được dấu ấn của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong câu ca dao
+ Từ ngữ xưng hô: mình- ta + Ngôn ngữ đối thoại: …có nhớ ta chăng + Lời nói hàng ngày ; mình về…, ta về… |
( 1đ) |
Câu 2: ( 2 điểm)
2 |
Đáp án |
Điểm |
HS có thể có những cách phân tích khác nhau nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau: | ||
– Bài ca dao trên nằm trong chùm những bài ca dao than thân, tình nghĩa mở đầu bằng môtuýp quen thuộc “ Thân em..” |
0,5đ |
|
– Bài ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội phong kiến : ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình ( tấm lụa đào) nhưng số phận của họ thật chông chênh, luôn bị phụ thuộc ( …biết vào tay ai) |
1,5đ |
|
* Lưu ý: + Khi phân tích HS phải chỉ ra và phân tích được các thủ pháp nghệ thuật cơ bản của câu ca dao ( hình ảnh so sánh ẩn dụ; từ láy gợi hình phất phơ…) giáo viên mới cho điểm tối đa.
+ Khuyến khích những học sinh có liên hệ đối chiếu với những bài ca dao cùng đề tài, môtuýp. |
3: ( 6điểm )
3 |
Đáp án |
Điểm |
a- Yêu cầu về kĩ năng
– Trên cơ sở HS nắm vững nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Cảnh ngày hè” , nêu được cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Nguyễn Trãi – Biết trình bày bài văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát , không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp… |
||
b- Yêu cầu kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng được các yêu cầu sau: |
||
– Giới thiệu sơ lược bài “Cảnh ngày hè”, biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ. |
0,5 |
|
– Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống của Nguyễn Trãi: Luôn hòa hợp với thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ rộng mở đón nhận thiên nhiên, thiên nhiên qua cảm xúc của thi sĩ trở nên sinh động, đáng yêu, đầy sức sống. |
2,5 |
|
– Trong bất cứ hoàn cảnh nào Nguyễn Trãi cũng canh cánh nỗi niềm ưu ái đối với dân, với nước: Nhà thơ vui trước cảnh vật nhưng trước hết vẫn là tấm lũng tha thiết với con người, với dân, với nước; từ niềm vui đó , dậy lên một ước muốn cao đẹp mong có tiếng đàn của vua Thuấn ngày xưa vang lên để ca ngợi cảnh “ dân giàu đủ khắp đũi phương” |
2,5 |
|
– Khẳng định lại vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi biểu hiện qua bài thơ. | 0,5 | |
* Lưu ý:
– Các nội dung trên cần được làm sáng tỏ qua việc phân tích những hình ảnh, chi tiết, các biện pháp nghệ thuật cụ thể trong bài thơ, trình bày bằng cảm xúc chân thật qua bài viết. – Tư duy mạch lạc, khoa học, đánh giá, cảm nhận sâu sắc, sáng tạo. |
Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè
Bài làm
Nguyễn Trãi là một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm có giá trị lớn.Nếu như “Bình Ngô đại cáo” của ông mang đầy nhiệt huyết, lòng tự tôn dân tộc thì bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.
Mở đầu bài thơ “Cảnh ngày hè” là sáu câu thơ miêu tả cảnh ngày hè:
“Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng Ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh “lao xao” của làng chài, “dắng dỏi” của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn”, “ lao xao”, “dắng dỏi”. Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả – ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.
Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ :
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục : Đề – Thực – Luận – Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiết xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:
“ Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông”
Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.
Bài thơ “Cảnh ngày hè” đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.