Đề 3: Một đôi điều tâm sự: Em cảm thấy mình đã khôn lớn
Đề 3: Một đôi điều tâm sự: Em cảm thấy mình đã khôn lớn Tôi lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Tôi đã bước sang tuổi 14. Tôi đã có những suy nghĩ và tình cảm của riêng mình. ...
Đề 3: Một đôi điều tâm sự: Em cảm thấy mình đã khôn lớn
Tôi lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Tôi đã bước sang tuổi 14. Tôi đã có những suy nghĩ và tình cảm của riêng mình.
Bài làm 1
Ngày 11-11-2009, là ngày sinh nhật thứ 14 của tôi. Trong lễ sinh nhật ấy tổ chức tại gia đình, tôi đã thắp sáng 14 ngọn nến. Hơn 40 bạn học lớp 8E và một số bạn học cũ đã đến chúc mừng và chia vui với tôi. Các bạn trai bắt tay thật chặt, các bạn gái thì ôm chặt lấy tôi và đều nói: “Hương ơi! Cậu càng lớn càng xinh...”.
Hồi còn học lớp Năm, lớp Sáu, tôi nhát như cáy, chẳng dám đi đâu, đi học về là tôi cứ ru rú trong nhà. Nhưng từ ngày lên học lớp Tám, chiều chủ nhật nào tôi cũng xin phép bố mẹ đến nhà các bạn Thanh, Huệ, Tràm, Hoa... để chơi, để học cách cắm hoa, cách làm một số món ăn như nộm, cách ướp thịt cá, cách trang điểm như chải tóc, tết tóc và đánh phấn... làm đẹp. Tôi để ý và học hỏi những điều tốt đẹp của các bạn gái trong lớp. Học cách nói năng nhẹ nhàng của bạn Luyến, học cách đi đứng khoan thai, trang trọng của bạn Quyên, học cách ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng của bạn Huệ. Tôi thích mặc quần bò, diện áo sơ mi trắng, thích mặc váy...đi học, không còn luộn thuộm như trước nữa. Tói thích được cô giáo gọi đọc thơ trong giờ Ngữ văn. Tôi hăng hái phát biểu trong các giờ học toán, lí, hóa... Tôi nỗ lực phấn đấu học giỏi hai môn Toán và Tiếng Anh. Tòi hãnh diện khi được điểm 10. Trong học tập. chơi đùa,... tôi khiêm tốn, ý tứ, giữ gìn. Mỗi lần làm được việc tốt như giúp đỡ bạn bè, xung phong làm một công việc nào đó của lớp, tôi lấy làm hài lòng. Hiện nay, học lực của tôi mới chỉ được xếp thứ 21/ 48 của lớp 8E, nhưng lúc nào tôi cũng tự nhắc nhở mình cái tiến phương pháp học tập, nỗ lực phấn đấu vươn lên giành nhiều điểm tốt, nhất là ba môn Toán, Văn, Tiếng Anh, vươn lên học khá, học giỏi.
Ở gia đình, tôi là chị gái, em trai tôi là Hoàng, học lớp Năm. Trước đây, tòi còn ghen tị và bắt nạt em. Nhưng hơn một năm nay, tôi sống gương mẫu, nhường nhịn em. Tôi giặt quần áo cho em, mỗi lần bà ngoại, bố mẹ cho quà, tôi đều dành cho em. Nó vâng lời chị và trở nên ngoan ngoãn, dễ thương. Một số công việc nội trợ như quét nhà, rửa bát, .nhặt rau, nấu cơm, là quần áo... tôi giúp mẹ, làm nhanh
nhẹn, gọn gàng. Nhiều lần mẹ khen: “Con gái mẹ càng học lên càng hiếu thảo, siêng năng...”. Nghe mẹ nói, nhìn gương mặt dịu hiền của mẹ, tôi sung sướng lắm. Nấu nước hương nhu cho bà ngoại gội dầu, pha trà cho bố, được mẹ sai đi chợ vào sáng Chủ nhật hàng tuần,... tôi vừa làm vừa thấy thích thú. Giờ giấc học tập ở nhà tôi chủ động. Góc học tập được trang trí và sắp xếp gọn gàng. Tôi học dì Sương cách nói năng nhẹ nhàng, cách ứng xử lịch sự. Mỗi lần trước khi đi học hoặc đi ra ngoài, tôi đã ý thức về cách ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đầu tóc lúc nào cũng chải và cặp đứng đắn, tươm tất.
Nhiều đêm tôi nằm mơ trở thành học sinh giỏi, tôi sẽ thi vào trường Đại học Ngoại thương. Tôi đã bắt đầu ghi nhật kí và thích đi cắm trại trong các ngày lễ hội.
Nguyễn Thị Thanh Hương - 8C Trường THCS Nga Sơn - Thanh Hóa
Bài làm 2
Bố mẹ tôi có ba người con: chị Phương, chị Yến và tôi. Chị Phương là sinh viên năm thứ hai Đại học Y Hà Nội. Chị Yến học lớp 12 chuyên Toán trường THPT Trần Phú. Tôi là Nguyễn Trọng Quỳnh học lớp 8C trường THCS Thái Thịnh. Ông nội đã mất, bà nội ở với bố mẹ tôi. Bà nội có 8 đứa cháu nội, ngoại, nhưng chỉ mình tôi là con trai.
Tôi có mái tóc quăn, vầng trán cao, cặp mắt tròn xoe đen láy,... các bạn học và hai chị gái bảo tôi có tướng bướng bỉnh. Bố tôi là sĩ quan công tác ở Điện Biên, mẹ tôi là cán bộ Ngân hàng, bà nội là cán bộ phụ nữ Tỉnh hội về hưu.
Hoàn cảnh gia đình, nhất là về kinh tế rất thuận lợi cho ba chị em tôi học tập. Chị Phương, chị Yến là học sinh giỏi. Nhưng tôi là học sinh “cá biệt”, cả đạo đức và học lực chỉ được xếp loại trung bình.
Tôi rất ân hận và cảm thấy xấu hổ về những “chiến tích” của mình. Năm học lớp Ba, tôi lấy thước kẻ đánh bạn Thúy cùng tổ. Năm học lớp Bốn, tôi xé sách Toán của bạn Ái, mẹ tôi phải mua sách mới để bồi thường cho bạn và xin lỗi cô giáo Kim. Năm học lớp Năm, tôi đánh bạn Hợp chảy máu mũi, mẹ bạn Hợp đến trường làm ầm lên. Nhờ thầy Phú hiệu phó dàn xếp, mẹ tôi đến tận nhà xin lỗi bố mẹ bạn Hợp.
Học hành kém cỏi, nhưng tôi lại ngông nghênh, bướng bỉnh. Mẹ tôi đi họp phụ huynh về cứ thở dài, có hôm mẹ khóc. Mỗi lần nghe hai chị phàn nàn về tôi, nghe mẹ mắng tôi là lười học, ngỗ nghịch thì bà lại bảo: “Nó còn nhỏ dại,... phải thương nó chớ!”. Bà thương và bênh tôi.
Lên học lớp Sáu, tôi đua đòi trò chơi điện tử. Tôi bịa ra chuyện mua quà thăm bạn ốm, đóng góp quỹ này quỹ nọ, tiền học thêm... để xin bà, xin mẹ tiền, để chơi điện tử. Thỉnh thoảng tôi trốn học. Túng quá, phải làm liều: tôi ăn trộm tiền của chị Phương, chị Yến. Tiền bỏ lợn đất của hai chị bị tôi móc hết sạch. Cuối năm, ba chị em “mổ lợn”. Chị Phương chỉ được 17.000 đồng. Chị Yến được 84.000 đồng. Con lợn đất của tôi được gần một trăm ngàn đồng. Chị Yến khóc, chị Phương tái mặt, buồn lắm. Vì sợ bà, sợ mẹ nên hai chị âm thầm nén chịu.
Vì tôi là học sinh “cá biệt”, chậm tiến, nên ba năm liền gia đinh nhà tôi chưa được bà con dân phố xếp vào loại “Gia đình văn hóa”. Mẹ tôi buồn lắm. Nhiều lúc mẹ nhìn tôi mà thở dài.
Đầu năm 2008, bố tôi mới được chuyển về công tác ở Hà Nội, gần gia đình vợ con. Bà, mẹ và hai chị vui lắm. Tôi được bố “quản” thật chặt. Trong bữa cơm gia đình, bố nói: “Bảy năm qua, con đi công tác xa, nay mới được về gần gia đình. Bố đã mất, mẹ đã già yếu mà con chưa làm được gì săn sóc mẹ. Mẹ thông cảm cho con. Lâu nay, nhà con vất vả quấ. Việc học hành... của cháu Quỳnh thì từ nay con gánh vác mẹ ạ. Hai chị gái học hành giỏi giang như thế, nhưng đứa em út thì dở quá. Hôm qua, con đã đến gặp các thầy giáo trong Ban giám hiệu, mọi chuyện con đã được biết rõ...”. Bố đã nói riêng với tôi, đã hỏi tôi về tình hình học tập. Bố căn dặn: “Năm nay, con học lớp Bảy, đã 14 tuổi rồi. Học kì hai này, con cố gắng phấn đấu học khá hơn, nhất là 3 môn Toán, Anh, Ngữ văn, hạnh kiểm cần được xếp loại khá. Sách vở trên bàn học phải xếp sắp gọn gàng, ngay ngắn. Tối nào cũng phải ngồi vào bàn, học bài từ 7 giờ đến 10 giờ. Còn trốn học và đi chơi điện tử thì sẽ bị phạt nặng!... Tóc phải cắt ngắn, ăn mặc sạch sẽ. Phải quét nhà, lau bàn ghế, rửa ấm chén, lau bát đũa trước mỗi bữa cơm gia đình. Tuyệt đối không được giao du với bạn xấu...
Vốn là “ngựa bất kham” nên khi bị “đóng hàm thiếc” tôi khó chịu lắm. Sáng nào, bố cũng gọi dậy lúc 6 giờ để tập thể dục. Có hôm tưởng bố đi họp xa, tôi trốn học đi chơi điện tử, thầy Phú hiệu phó báo tin cho bố tôi biết. Bố đã cho “ăn roi” và bắt viết cam đoan “xin chừa”. Có hôm, tôi cãi và hỗn láo với chị Yến, tôi đã bị bố bắt quỳ! Ngày nào bố cũng bắt luyện chữ. Trước khi đến lớp phải thuộc bài, phải làm tốt các bài tập. Tối nào, bố cũng kèm tôi học tập. Sách vở được bố kiểm tra hằng ngày. Bố nhắc nhở hai chị em là khi đi học hoặc khi đi học về phải chào bà, chào bố mẹ, phải lễ phép khi có khách đến nhà...
Có nhiều lúc, tôi rất bực bội. Tôi rất thèm chơi điện tử. Nhưng bố rất nghiêm, đưa vào khuôn phép. Tôi không gây ra một “chiến tích” nào nữa. Học kì hai lớp Bảy, tôi được xếp loại khá về đạo đức, học lực cả năm học vẫn trung bình, nhưng môn Ngữ văn đã được 6, môn Toán được 6,5, môn tiếng Anh được điểm 7. Đi họp phụ huynh học sinh về, bố nói: “Cậu con trai đã bước đầu tiến bộ. Lên lớp Tám phải cố gắng học tốt hơn”. Mẹ cười rồi ôm cậu con trai vào lòng, nhẹ nhàng báo: “Chị Yến đạt học sinh giỏi. Con cần noi gương hai chị, vươn lên học giỏi cho bà và bố mẹ vui mừng”.
Ba tháng nghỉ hè năm đó, chị Yến và bố đã kèm cặp tôi học tập 5 môn: Toán, Lý, Hóa, Anh và Ngữ vãn. Việc học tập của tôi đã trở thành điều thích thú và có nền nếp. Học kì I lớp Tám, tôi được xếp thứ 12, có học lực khá, hạnh kiểm tốt. Bố đưa giấy khen cho bà và mẹ xem, rồi dán lên tường phía trước bàn học tập. Tôi được cô giáo chủ nhiệm khen, thầy giáo Phương đưa vào danh sách đội Toán dự bị chuẩn bị thi học sinh giỏi toàn trường, toàn Quận vào cuối năm học. Tôi cảm thấy vui và tự hào.
Tôi cứ day dứt mãi về chuyện trộm tiền của chị Phương và chị Yến. Thế rồi, trước Tết, tôi nói với bố mẹ về chuyện ấy. Bố mẹ nhắc là phải xin lỗi hai chị. Chị Phương và chị Yến đều khen và nói: “Các chị vô cùng vui sướng vì đứa em trai đáng yêu, sẽ học giỏi”. Một hôm, bà nội nói nhỏ với tôi: “Cháu giữ hộ bà cái va-li, trong đó có hộp huân chương của ông, hộp nữ trang của bà và mấy triệu bạc đó" Nước mắt tôi chảy ra, tôi run run bê cái va-li của ông nội đem cất vào phòng.
Nguyễn Trọng Quỳnh 8C Trường THCS Thái Thịnh - Hà Nội
Bài làm 3
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố cảng Hải Phòng. Cuộc đời học sinh đã trôi qua những năm tháng dào dạt niềm vui và sức sống của tuổi thơ. Tôi lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Tôi đã bước sang tuổi 14. Tôi đã có những suy nghĩ và tình cảm của riêng mình.
Giờ đây, tôi không còn bướng bỉnh như hồi thơ bé, tôi có đủ hiểu biết để nhận thức cái nào đúng, cái nào sai, thế nào là tốt đẹp, thế nào là xấu xa. Tôi đã trở thành một thiếu nữ, với mái tóc dài đen mượt chứ không còn mang mái tóc cắt ngắn tủn ngủn khi đến trường như con trai nữa. Quả thực thời gian đã làm cho con người ta thay đổi, biến đổi. Tôi đã cảm nhận được điều đó bằng chính sự khác biệt của tôi ngày xưa và tôi bây giờ.
Cũng chính nhờ thời gian và sự giáo dục của gia đình, của nhà trường, tôi đã bỏ được những tật xấu, thói quen xấu; tôi đã rèn luyện cho bản thân mình có tính chu đáo, nền nếp và tinh tế hơn trong cuộc sống hằng ngày. Tôi cũng phải cảm ơn thời gian vì nó đã mang đến cho tôi những người bạn - những người luôn chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với tôi, an ủi động viên tôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Tôi cũng tự biết đặt ra cho bản thân mình những câu hỏi “tại sao?”, “đúng hay sai?”, “nên hay không nên?” khi tôi nhìn thấy, nghe thấy một cái gì, một điều gì mới lạ, nhất là những khi tiếp nhận bài giảng của các thầy, cô giáo.
Tôi biết chế ngự tình cảm, kín đáo hơn, tinh tế hơn, không bộc lộ một cách trực tiếp, sôi nổi như hồi còn bé nữa: ôm chầm lấy bố, mẹ khi bố mẹ đi làm về, hay hôn lên má người khác để biểu lộ tình thương yêu, quý mến. Tôi yêu mẹ bằng cách giúp đỡ mẹ công việc nhà như rửa bát, nấu cơm, quét nhà, lau nhà, giặt quần áo. Với bố, tôi dọn phòng làm việc cho bố, hay đấm lưng cho bố khi bố mệt. Khi có khách đến nhà, tôi biết chào hỏi vồn vã, giúp bố mẹ pha trà, tiếp khách.
Những năm học lớp năm, lớp sáu, tôi và đứa em luôn tranh giành, cãi cọ nhau từ các việc nhỏ nhất, nhưng bây giờ, tôi biết nêu cao tư cách người chị, lúc nào cũng nhường nhịn, chiều chuộng em. Có quà ngon, có bánh kẹo, có những đồ chơi dẹp, tôi đều dành tất cả cho em. Thấy em cười là tôi vô cùng sung sướng, hạnh phúc.
Ở trường, ở lớp, tôi gương mẫu trong học tập, thực hiện đúng những điều thầy cô giáo dạy bảo. Mỗi lần được thầy cô giáo khen, cặp mắt tôi s áng lên, lòng tôi rung động, hồi hộp. Tôi khiêm tốn, giản dị, chan hòa với các bạn nên được các bạn quý mến, thương yêu. Tòi cảm thấy sung sướng mình lớn lên trong vòng tay yêu thương, quý mến và tin cậy của bạn bè, của thầy cô giáo. Bố mẹ khen tôi hiền hậu, chăm ngoan và học giỏi.
Có lúc, tôi muốn trở về với tuổi thơ trong sáng của mình ngày còn học tiểu học, ngày còn nằm trong lòng bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. Nhưng, tôi cũng rất muốn lớn lên để trở thành một con người có ích cho gia đình và xã hội. Lá mỗi ngày thêm tươi xanh, hoa mỗi ngày thêm rực rỡ trong những tháng ngày mùa xuân. Và tôi cũng cảm thấy mình đã khôn lớn dần theo năm tháng, theo mùa xuân cuộc đời.
Nguyễn Thị Mỹ Linh - lớp 8 Thành phố Hải Phòng