12/01/2018, 17:12

Đề 2. Người ấy (bạn, thầy, người thân,...) sống mãi trong lòng tôi

Đề 2. Người ấy (bạn, thầy, người thân,...) sống mãi trong lòng tôi Cho đến nay, tôi chưa từng nói với mẹ rằng: tôi yêu mẹ nhiều, yêu mẹ thắm thiết. Nhưng sâu thẳm trong lòng, tôi luôn tự hào và thầm cảm ơn cuộc sống đã cho tôi được làm con gái cưng của mẹ. ...

Đề 2. Người ấy (bạn, thầy, người thân,...) sống mãi trong lòng tôi

Cho đến nay, tôi chưa từng nói với mẹ rằng: tôi yêu mẹ nhiều, yêu mẹ thắm thiết. Nhưng sâu thẳm trong lòng, tôi luôn tự hào và thầm cảm ơn cuộc sống đã cho tôi được làm con gái cưng của mẹ.

 BÀI LÀM 1

Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm!

Mẹ ốm, nằm trong bệnh viện được mấy ngày mà cả nhà như đảo lộn hết lên. Tôi khóc râm rứt từng đêm rồi thiếp ngủ trong nỗi lo về mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy nhớ, thấy thương mẹ như lúc này, và chưa bao giờ tôi nhận ra trong lòng mình, mẹ lại quan trọng đến thế!

Mẹ ơi, đã bao lần con không học bài, làm bài, bị điểm kém; mẹ đã mắng con nhưng rồi con lại mắc lỗi, lại bị điểm kém. Mẹ thở dài. Trên trán mẹ lại có thêm những nếp nhặn.

Rồi nhiều lần con cư xử thiếu lễ độ với mẹ, với mọi người trong gia đình, mẹ đã ôn tồn nhắc nhở con chú ý đến lời ăn tiếng nói, nhưng con bướng bỉnh, không nghe theo, vẫn chứng nào tật ấy. Mẹ chẳng biết nói gì thêm, chỉ lặng buồn.

Nhớ lại bao lần mẹ nhắc con sắp xếp lại bàn học, phòng ngủ hay đơn giản chỉ là gấp lại cái chăn nhưng con cũng không làm. Mẹ cặm cụi làm hết hộ con. Mẹ lại
buồn. Và hình như mẹ đã khóc, dù chỉ một chút và dù mẹ đã vội lau ngay. Mẹ ơi, dù con có mắc lỗi bao nhiêu lần nhưng mẹ cũng đều tha thứ. Trong kí ức non nớt, bồng bột, con cứ tưởng lỗi lầm ấy rồi cũng sẽ phai mờ. Nhưng với mẹ, mẹ vẫn nhớ tất cả những lần ấy như nhớ những vết thương lòng còn in sâu lại mãi. Nó có thể chữa lành bởi thời gian và tình mẹ thương con nhưng không thể biến mất hoàn toàn vết sẹo như dấu ấn còn khắc tạc. Con thấy rõ điều ấy trong tiếng thở dài của mẹ, trên vầng trán có đầy những nếp nhăn và qua những giọt nước mắt mặn chát mà con không bao giờ đếm nổi là bao nhiêu.

Có phải con đã vô tâm quá, ngỗ ngược quá không hả mẹ?

Mẹ muốn con gái của mẹ có quần áo đẹp mỗi sáng đi đến lớp đến trường. Mẹ muốn con được ăn no, có áo ấm, có giày đi học khi trên ti vi báo trời trở rét. Mẹ muốn con ngoan ngoãn, học giỏi, biết vươn lên cùng bạn bè. Mẹ đã thức suốt đêm, đôi mắt trũng uống lo âu khi con bị ốm phải nghỉ học. Mẹ đã khóc, ôm chặt con vào lòng... bởi mẹ thương con không ăn uống được gì, thương con đau ốm, thương con hổn hển từng cơn. Mẹ chỉ cầu mong được gánh hết bệnh tật của con, mẹ nhường con sức sống.

Lên học lớp Tám, con mới biết quét nhà, nấu cơm, tự dọn dẹp và sắp xếp bàn học, phòng ngủ của mình. Thấy con làm, mẹ ngắm nhìn rồi bất giác nước mắt rơi không kìm lại được. Cuối học kì I, con đạt danh hiệu học sinh giỏi. Lúc con khoe mẹ tờ giấy khen, tay mẹ run lên vì xúc động, vì sung sướng. Mẹ lại ôm con vào lòng như ngày con còn thơ bé. Mẹ không nói gì, nhưng con ướt đôi bờ vai.

Mẹ ơi, đã bao lần mẹ mong chờ ở con một tiếng lòng “con thương mẹ.... Chỉ một tiếng ấy thôi cũng đủ làm mẹ hạnh phúc; làm mẹ quên đi những lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống. Nhưng con đã vô tâm, vô tình không làm được. Buồn thay, con lại cho rằng đó là điều giả tạo, chẳng hợp với con. Làm sao đôi môi khô khan lại có thể vang lên những tiếng ngọt ngào? Bao giờ con mới biết ôm lấy mẹ và cất lên tiếng gọi thiết tha: “Mẹ ơi, con thương mẹ nhiều lắm! Mẹ chỉ dám thầm mong trong tâm khảm, chưa khi nào mẹ nói thành lời.

Mẹ ơi, mẹ đã cho con tất cả; tất cả nhưng chẳng nhận lại cho bản thân mình bất cứ thứ gì. Cả cuộc đời mẹ dành cả cho con. Tất cả chỉ xuất phát từ một điều giản dị luôn thường trực trong tâm hồn của mẹ: tình yêu thương mẹ dành cho con. Ánh mắt, nụ cười, bàn tay ấm áp của mẹ sẽ mãi theo con suốt cuộc đời. Có lúc con vô tâm quá, hờ hững quá. Có lúc, bỗng nhiên con thờ ơ với những người luôn đi bên cạnh con, ủng hộ con, giúp con đứng dậy. Rồi con chợt ngoảnh lại... và con đã nhìn thấy mẹ. Mẹ vẫn chờ con. Mẹ thật cao cả, vĩ đại làm sao! Con chỉ là một đứa trẻ nhỏ bé, yếu đuối được mẹ ôm ấp chở che. Với con, mẹ là ngọn đèn rọi sáng ngày mai tươi đẹp. Mẹ, mẹ sống mãi trong lòng con.

Giờ đây, ngọn đèn nồng ấm kia đang dần lụi tàn trước cơn gió cuộc đời, mẹ ốm nặng đến không gượng dậy được. Con hối hận, tiếc nuối. Con tự trách mình, nhưng đã quá muộn. Con chỉ còn biết thương mẹ đến lặng người dù tình cảm ấy chẳng thấm gì với tình thương mênh mông mẹ đã dành cho con. Tất cả những gì con có thể làm bây giờ là luôn luôn bên mẹ, chăm sóc mẹ để bù đắp lại những lỗi lầm của con một thời thơ dại, nông nổi, bồng bột. Con chỉ mong mẹ thấu hiểu được tấm lòng con.

Mẹ đã hi sinh vì con quá nhiều. Bây giờ con khóc nghẹn ngào vì con đã biết nói câu: Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều lắm!”. Cho dù con có nói thêm bao nhiêu lần nữa thì con vẫn cảm thấy là không đủ. Con không biết rằng con sẽ phải làm gì để cho mẹ có thể hiểu được nỗi lòng của con. Nhưng con biết một điều sẽ mãi mãi tồn tại, sẽ không bao giờ phai nhạt là mẹ sống mãi trong lòng con. Và con biết rằng dù con chưa ngoan, thì con vẫn mãi mãi là con gái cưng của mẹ, và lòng mẹ sẽ không bao giờ hết yêu con.

Lê Bích Ngọc - 8A3 Trường THCS Trần Phú - Hải Phòng

Bài làm 2

Mẹ thương yêu của con

Bố mẹ cưới nhau muộn, cuộc sống khó khăn, nên ba năm sau ngày cưới, bố mẹ mới quyết định sinh con đầu lòng. Mẹ thường nói: “Có con, cuộc sống của mẹ mới trở nên có ý nghĩa, có nhiều niềm tin và hi vọng”.

Bố tôi làm thợ xây, mẹ bán chè ở chợ. Cuộc sống ngày càng eo hẹp hơn khi em tôi ra đời. Nhưng không khí trong gia đình lúc nào cũng đầm ấm, yên vui. Bố mẹ dồn hết tình cảm yêu thương cho chúng tôi, chỉ mong hai con lúc nào cũng có thể mỉm cười hạnh phúc.

Nhưng rồi có một việc không may xảy ra vào một buổi chiều mùa đông lạnh giá. Có người chạy ra chợ báo tin là bố tôi bị tai nạn lao động, ngã từ trên giàn giáo xuống. Mẹ gần như ngất đi, vừa khóc như mưa vừa chạy về, ôm chặt lấy cả hai đứa con. Bố mất trong đau thương! Năm ấy tôi lên mười, còn em tôi lên tám tuổi. Còn nhỏ, hai chị em tôi vẫn chưa thể sẻ chia hết được nỗi đau và giúp mẹ gánh vác một số việc trong gia đình.

Từ ngày bố mất, căn nhà trở nên trống trải, hiu quạnh. Mẹ buôn bán vất vả. Từ sáng sớm tinh mơ, mẹ phải dậy nấu chè rồi một mình loay hoay chở hàng ra chợ bán, khi hai đứa con vẫn còn đang ngủ say. Hôm nào cũng vậy, từ sáng sớm tinh mơ cho đến tối mịt, mẹ mới trở về nhà.

Tỏi không bao giờ dám đòi hỏi và cũng chưa đỡ đần cho mẹ ít nhiều. Mẹ thấu hiểu tất cả và gồng mình làm việc để hai chị em chúng tôi không thua kém bạn bè.

Một năm sau, tôi lên học cấp hai, vì nhà xa trường nên tôi phải đi bằng xe đạp. Chiếc xe cũ kĩ đã phai màu ấy là kỉ vật duy nhất còn lại của bố tôi, nên tôi luôn trân trọng và hết sức giữ gìn. Một hôm, khi tôi vào cửa hàng sách, mải mê tìm mua, lúc quay ra thì chiếc xe không cánh mà bay. Tôi bật khóc khi nghĩ đến mẹ tôi đang làm lụng vất vả, nghĩ đến bố tôi và kỉ vật duy nhất đã bị mất. Như một kẻ mất

hồn, tôi đi lang thang khắp mọi nơi, mãi đến 9 giờ tối, mới dám quay trở về. Tôi nghĩ đến mẹ, mẹ đang lo lắng khi chưa thấy con gái đi học về. Giữa đường, tôi gặp mẹ. Biết tôi đánh mất xe, mẹ khóc, tôi khóc, rồi em tôi cũng khóc. Ba mẹ con cứ ôm chặt lấy nhau trong bóng tối. Đêm đó, tôi cứ thao thức mãi. Mẹ ngồi tựa góc urờng, quạt cho hai chị em ngủ và sụt sịt khóc. Tôi hé mắt nhìn mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ già đến vậy. Mái tóc xanh đen ngày nào, bây giờ đã có những sợi lốm màu trắng. Đuôi mắt mẹ cũng điểm dấu chân chim. Dưới ánh trăng mờ mờ, tôi thấy mẹ đen sạm. Tôi thương mẹ vô cùng. Nước mắt tôi cứ ứa ra.

Từ hôm bị mất xe, tôi đi bộ đến trường. Tôi phải đi học sớm hơn và về nhà muộn hơn mọi khi. Tôi thấy mẹ thở dài nhiều. Một hôm, mẹ mang về cho tôi chiếc xe đạp cũ, bảo đó là của một người bạn cho mượn tạm. Mẹ bảo tôi cứ yên tâm đi

học, tôi cũng không mảy may nghi ngờ.

Mấy hôm sau, lúc ra chợ trông hàng, tôi nghe các cô ở chợ nói là mẹ tôi phải

vào bệnh viện bán máu. Tin sét đánh, tôi hoảng sợ, lo lắng vô cùng. Nước mắt tôi tuôn ra như mưa, mọi người nhìn tôi mà thương cảm.

Tối hôm đó, tôi ôm chầm lấy mẹ và nói:

-  Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ! Tại sao mẹ phải làm thế? ...

Mẹ ôm lấy tồi, giọng nghẹn ngào:

-          Mẹ có khổ có cực đến mấy, mẹ cũng chịu đựng được. Mẹ chỉ mong hai chị con được học hành giỏi giang... là mẹ thấy vui sướng, hạnh phúc.

Lời nói ấy của mẹ, tôi chưa bao giờ quên. Chị em tôi bảo ban nhau nỗ lực học hành. Năm tháng đã đi qua, hai chị em cứ lớn lên trong tình yêu thương, chăm sóc của mẹ.

Cho đến nay, tôi chưa từng nói với mẹ rằng: tôi yêu mẹ nhiều, yêu mẹ thắm thiết. Nhưng sâu thẳm trong lòng, tôi luôn tự hào và thầm cảm ơn cuộc sống đã cho tôi được làm con gái cưng của mẹ.

Trần Thị Thu Hà - lớp 8 THCS Thành phố Hải Phòng

                                                        BÀI LÀM 3

Theo ông ngoại đi thăm nước Triệu Voi

                                                                                                                           Ông ngoại tôi chỉ có một người con. Đó là mẹ tôi. Năm 2000, bà ngoại qua đời. Ba năm sau, bố mẹ tôi đón ông ngoại về ở với các cháu.

  Ông là sĩ quan quân đội, từ những năm 1952 – 1976, ông tôi sống và chiến đấu ở chiến trường Lào, ba lần bị thương. Ông nói được tiếng Lào, tiềng Mẹo,... về hưu với hàm trung tá.

Hè năm 2008, ông nói với bố mẹ tôi:

      - Ông đã bước sang tuổi 75, ông muốn trở lại thăm Viên Chăn và Luang Prabang một chuyến. Nhân dịp nghỉ hè ông cho hai anh em cháu Khánh và cháu Huệ cùng đi. Tiền nong ông đã chuẩn bị chu đáo. Cả đi lẫn về trong hai tuần.

Đường ô tô đi lại rất thuận tiện. Ông mang theo nhiều giấy tờ cũ và Huân chương của Nhà nước Lào tặng ông, đến đâu ba ông cháu cũng được đón tiếp vồn vã, thân tình. Ở lại chơi Viên Chăn 3 ngày đêm. Thủ đô Lào đông vui, phố xá sầm uất, siêu thị và chợ búa tấp nập. Cảnh quan ở đâu cũng sạch, đẹp và thanh bình. Chùa chiền mọc lên khắp mọi nơi. Hình ảnh những nhà sư mặc áo vàng đi khất thực đủ lứa tuổi, có những vị sư chỉ độ 10, 11 tuổi, thong thả, lặng lẽ bước đi. Anh Khánh nói với ông: “Nếu được sinh trưởng ở Lào, cháu cũng đến chùa học làm sư" Ông chỉ cười.

Thăm lại một số bản Lào, bà con đón tiếp ba ông cháu như những người thân đi xa lâu ngày mới về thăm quê hương. Các bạn nhỏ vui vẻ chuyện trò, (ông phải phiên dịch), nắm tay dẫn đi chơi suối, đi leo núi, đi thăm chùa chiền, đi vào các trường học.

Từ Viên Chăn lên Luang Prabang, ba ông cháu đi bằng thuyền máy theo sông Mê-kỏng và sông Nậm Khan. Đôi bờ sông xanh ngắt một màu, đẹp và lạ là những hàng cây thốt nốt, trái trĩu cành, lần đầu hai anh em mới nhìn thấy. Bến sông nào cũng đông vui. Hình ảnh những con voi huơ vòi hoặc phun nước nô đùa với lũ trẻ con trông thật ngộ nghĩnh. Các chú này ngồi vắt vẻo trên bành voi, vừa lắc lư vừa thổi khèn. Ông kể cho các cháu nghe bao chuyện về con voi: voi tải đạn, voi kéo pháo, voi chở lương, voi chuyển thương binh. Con voi rất tình nghĩa, được nuôi dưỡng và chăm bẵm như một chiến sĩ, một đồng chí cùng đồng cam cộng khổ, cùng vào sinh ra tử cùng bộ đội. Có chiến sĩ - quản tượng hi sinh, đêm nào con voi  cũng gầm lên ai oán, nó bỏ ăn, nó đi ra rừng đứng lặng trước nấm mồ liệt sĩ. Ngày đánh Xiêng Khoảng, con voi ấy bị trúng đạn đại bác giặc. Nó quằn quại nhiều giờ rồi tắt thở. Cả đơn vị của ông, ai cũng khóc và thương tiếc.

Vào một buổi chiều cuối tháng 6-2008, ba ông cháu đã đến Luang Prabang là Kinh đô Lào trong khoảng 500 năm về trước với hơn 30 cung điện, 40 chùa chiền miếu mạo cổ kính. Màu vàng son toả lấp lánh, tráng lệ. Cây xanh, bóng mát bao phủ hoàng cung, mái chùa, vườn chùa, con đường,... gợi lên một không khí yên vui, thanh bình, êm đềm thơ mộng.

Chùa Wat Xiêng Thoong xây dựng từ thế kỉ XVI, được UNESCO công nhận là di sản Văn hoá thế giới vào năm 1995. Wat Xiêng Thoong có nghĩa là Thành Phố Vàng. Hai lớp mái chùa nối tiếp chồng lên nhau uốn cong. Trên đỉnh mái chùa có nhiều phù điêu uốn cong, mềm mại như những bàn tay vũ nữ chụm lại chĩa thẳng lên trời. Mái chùa thẫm màu nâu. Cửa lộng mở bốn phía. Ánh nến lay động, chập chờn. Có hàng trăm, hàng nghìn tượng Phật bằng gỗ, bằng đồng, bằng vàng, bàng bạc. Hoạ tiết, phù điêu, cửa chùa,... đều được chạm khắc, trang trí tuyệt tinh vi, lấp lánh. Bước vào chùa Thành Phố Vàng, em cảm thấy như lạc vào thế giới cố tích. Hình ảnh những nhà sư áo vàng lặng lẽ, tiếng chim tăng ló véo von, tiếng chuông chùa như tiếng vàng tiếng ngọc ngân rung trong bóng chiều đã thấm sâu vào tâm hồn, mãi mãi trở thành kí ức tuổi thơ.

Ông đã đưa hai cháu đi thăm thác nước Kuang Si cách trung tâm cố đô Luang Prabang 29km. Nước thác trong xanh như ngọc. Thác đã tạo ra nhiều tầng bể bơi mà bốn phía toả bóng cổ thụ xanh um, cao vút hàng trăm năm tuổi. Có rất nhiều du khách bơi lội, tắm mát và ngồi chơi ngắm thác tuôn ào ào. Núi Phú Sĩ có đỉnh “Núi Nàng”, “Núi Chàng,” ấn hiện trong bóng hoàng hôn, được ngồi bành voi càng ngắm càng mê say. Nhiều du khách cầm ống kính, hoặc ngồi trên hoặc đi lại ngắm núi ngắm thác, ghi lại bao cảnh tuyệt vời nơi đây.

Chợ đêm ở Luang Prabang họp từ chập tối đến nửa đêm. Có nhiều Tây-ba-lô. Có nhiều người Thái Lan. Xinh nhất là các thiếu nữ Lào, với bộ váy màu (xa-rông) sặc sỡ, mua bán chào hỏi xởi lởi, tiếng nói ríu rít như chim. Áo quần, đồ chơi, đồ lưu niệm bày bán khắp nơi. Nhiều hàng ăn thơm phức, dập dìu thực khách vào ra. Anh Khánh đã mua một con voi bằng gỗ trầm hương tuyệt mĩ. Ông mua cho cháu gái một cái túi màu cực xinh, mua cho mẹ em một cái hộp gỗ đựng đồ nữ trang rất đẹp.

Trở lại Viên Chăn, ba ông cháu đi bằng thuyền độc mộc. Tiếng chim tăng ló véo von từ các cù lao trên sông vọng đến. Tiếng trống, tiếng hát múa lăm-vông từ các bản xa nghe rộn ràng. Trăng thượng tuần soi xuống dòng sông, làn sóng óng ả óng ánh, ngắm mãi không bao giờ chán.

Tạm biệt chiến trường xưa, đôi mắt ông - người lính già - ngấn lệ. Hai cháu nâng đồ lưu niệm lên đôi tay, nhìn dòng sông Lào mà bâng khuâng, man mác. Đàn chim tăng ló dập dìu bay như lưu luyến tiễn đưa. Ông hỏi hai cháu có còn nhớ câu thơ của Bác Hồ. Rồi ông khẽ đọc lên:

                                “ Việt Lào hai nước chúng ta,

                       Tình sâu hơn nước Hồng Hà - Cửu Long ”

Ông em đang sống lại những ngày khói lửa trên đất nước Triệu Voi.

Bài làm 4

 Người láng giềng quý hoá

Bác Lý là người bạn láng giềng của bà ngoại em. Bà em vẫn gọi một cách thân mật là Chú Lý.

Cùng ở trong xóm Cây Bàng xã Đông Tiến, qua ngõ nhà bác Lý mới tới nhà bà ngoại em. Gia đình bác có 3 người con. Anh Hùng là con đầu của hai bác đang học trường sĩ quan Đà Lạt. Chị Liên đang học lớp 11. Cậu Khanh 15 tuổi học lớp 10 Trung học Phổ thông Lý Thường Kiệt. Vợ bác là hộ lí bệnh viện Phụ sản huyện.

Một ngôi nhà ngói 5 gian, một sào vườn, một giếng nước tự đào, nước trong vắt. Cậu Khanh học trên em hai lớp. Cậu rất quý em. Hè nào đến chơi nhà bà ngoại,
cậu cũng rủ em đi thà diều, rủ em sang tắm mát ở giếng bác Lý. Kéo gầu nước từ giếng sâu lên dội vào đầu vào người, mát lạnh, thích thú lắm.

Bác Lý là sĩ quan công binh, 56 tuổi. Bác về hưu với quân hàm trung tá. Bác bị thương ở trận Đường 9 - Nam Lào. Lưng và vai bác đầy thương tích. Bác vẫn nói vui với mọi người: 'Thần Chết thấy người xấu đã tha cho. Nhờ thế mới được trở về, sống với vợ con và anh em làng nước,...”

Dáng người cao to, vạm vỡ. Khuôn mặt chữ điền phúc hậu. Tính tình bác vui vẻ, cởi mở. Về hưu được 2 năm, bác được bầu làm hội trưởng hội cựu chiến binh của xã. Bác rất có uv tín. Nhân dân, cán bộ trong xã, ai cũng kính trọng và quý mến bác. Bí thư Đảng ủy xã. Chủ tịch xã vẫn gọi bác bằng “chú” rất thân tình; hễ gặp việc gì khó khăn đều đến hỏi ý kiến bác.

Nhờ bác Lý mà xóm Cây Bàng có đường sá đi lại sạch đẹp như ngày nay. Bác đứng ra lo liệu, tổ chức. Người góp công sức, người góp tiền của, gia đình nào cũng tích cực tham gia, đoàn kết nhất trí, chỉ sau 2 tuần, làm ngày làm đêm, các trục đường đã được xi măng hóa. Những ngày mưa gió cũng không phải đi lại vất vả trong cảnh bùn lầy nước đọng như ngày xưa nữa.

Bác giàu tình tương thân tương ái. Gia đình nào trong xóm có người đau ốm hoặc gặp khó khăn hoạn nạn bác đi lại thăm hỏi, an ủi động viên. Bà con vẫn nhắc lại chuyện anh Chuẩn. Nhà nghèo lại mê cờ bạc, anh Chuẩn dây vào vụ trộm cắp trâu bò, bị tù 3 năm. Bác LÝ đã cho anh Chuẩn vay 3 triệu đồng để bồi thường cho gia đình mất bê. Bác Lý đã khuyên nhà chủ mất bê xin tòa giảm án tù ngồi thành án tù treo cho anh Chuẩn. Bác Lý đã cứ anh Chuấn đi học lớp kĩ thuật “VAC" và trồng hoa, cây cảnh. Bác giúp vốn, bác động viên hai vợ chồng vượt qua mọi khó khăn về kinh tế, vượt lên mặc cảm về cảnh ngộ. Hai sào vườn của anh Chuẩn trước đây chỉ có vài ba luống rau cằn cỗi lưa thưa, mọc toàn cỏ dại Trong nhà lộn xộn đủ thứ; chăn chiếu áo quần vứt lung tung. Thế mà chỉ 5, 6 năm sau, vườn anh Chuẩn thay đổi hẳn. Rau xanh 4 mùa. Sáng nào chị Chuẩn cũng gánh một gánh rau non lên bán ở thị trấn. Anh Chuẩn trồng nhiều giống hoa và cây cảnh. Vườn nhà anh trở thành một địa chỉ về cây giống rất nổi tiếng trong huyện. Trong chuồng lợn, lúc nào cũng có 5, 6 con. Anh đã trả được nợ, xây được nhà, mua được xe máy,... Bà ngoại em nói:

-   Không có bác Lý thì anh Chuẩn đi tù mọt xương. Nhờ bác Lý mà vợ chồng con cái anh Chuẩn mới được như ngày nay...

Nghe nhiều người nói, Tết nào vợ chồng anh Chuẩn cũng đem gà trống thiến và gạo nếp sang biếu bác Lý. Nhưng bác không nhận, chỉ cảm ơn và nói: “Bao giờ vợ chồng cô chú trờở thành triệu phú xóm Cây Bàng thì tôi đưa hai tay ra nhận quà...”

Xóm Cây Bàng có 80 hộ thì tất cả đều là gia đình văn hóa mới; trong đó có gia đình anh Chuẩn.

Đối với bà ngoại em, bác Lý như người nhà. Bác giúp đỡ bà em từ việc lớn đến việc nhỏ. Bà em bị ốm, con cháu đi xa, vợ chồng bác Lý đã đưa bà em đi bệnh viện và săn sóc tận tình chu đáo. Bác đã gọi điện cho bố mẹ em biết để sớm trở về chăm sóc bà.

Hè nào, em về chơi nhà bà ngoại, bác Lý và cậu Khanh cũng làm cho một con diều giấy, bay tới tận trời cao, nhiều lúc em bâng khuâng nhớ cánh diều tuổi thơ, nhớ bác Lý, nhớ cậu Khanh, con út của bác. Mỗi lần mẹ em về thăm bà, sang nhà bác Lý chơi, vợ chồng bác rất vui, đón tiếp chuyện trò thân tình. Vài quả mướp dáng, quả bầu, quả bí,... vợ chồng bác cho mẹ em và nói: “Cây nhà lá vườn đấy cô Thoa ạ ..."

Tục ngữ có câu như: "Bán anh em xa mua láng giềng gần ", hoặc “Tắt lửa tối đèn có nhau". Bác Lý là người láng giềng quý hóa của bà em. Quê bác ở miền Trung, bác đi bộ đội, lấy vợ rồi ở rể xóm Cây Bàng hơn 30 năm nay. Là dân ngụ cư nhưng ai cũng kính trọng và quý mến bác. Bác Lý là “anh bộ đội cụ Hồ". Bác Lý là người cán bộ chân đất nông thôn. Mỗi lần bác Lý ra thành phố chơi, bố mẹ em, chị em em đều hết sức mừng rỡ.

0