Đáp án Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Văn – Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2017 – 2018
Đáp án Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Văn – Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2017 – 2018 Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Văn – Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2017 – 2018 . Đáp án đang được cập nhật, kỳ thi được diễn ra vào sáng ngày 09-06-2017, các em xem chi tiết dưới đây ...
Đáp án Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Văn – Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2017 – 2018
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Văn – Sở GD&ĐT Hà Nội năm học 2017 – 2018. Đáp án đang được cập nhật, kỳ thi được diễn ra vào sáng ngày 09-06-2017, các em xem chi tiết dưới đây
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài 120 phút
Đề chính thức
Phần I. (4 điểm)
Mở đầu bài thơ nói với con, Nhà thơ Y Phương viết:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước cạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
(Ngữ văn 9 tập 2 – NXB Giáo Dục Việt Nam)
1. ghi lại chính xác 7 dòng tiếp theo những dòng thơ trên (1 điểm)
2. Cách miêu tả bước chân con “chạm tiếng nói’, “tới tiếng cười” có gì đặc biệt? Qua đó, tác giả đã thể hiện được điều gì? (1 điểm)
3. Hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 12 câu) về quan niệm: Được sống trong tình yêu thương là hạnh phúc của mỗi con người. (2 điểm)
Phần II. (6 điểm)
Cho đoạn trích
Ông nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. A, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá
(Ngữ Văn 9 tập 1 – NXB Giáo dục Việt Nam 2016)
1. Đoạn văn trên được trích từ truyện ngắn nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này. (1 điểm)
2. Dòng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông lão được thể hiện qua việc nhắc lại các từ, cụm từ nào trong đoạn trích? Trong dòng cảm xức, suy nghĩ ấy có những kỉ niệm nào của ông với làng kháng chiến? (1 điểm)
3. Xét về mục đích nói, câu văn “Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa”? thuộc kiểu câu gì? Vì sao nỗi trăn trở của ông lão trong câu văn đó lại là một biểu hiện của tình cảm công dân. (1 điểm)
4. Với hiểu biết của em về truyện ngắn trên, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng định: Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến. (3 điểm).