Đáp án Đề kiểm tra Đại số 11 Chương 1 (Đề 2)
Xem lại Phần trắc nghiệm Câu 1 : Đáp án Đúng Câu 2 : Đáp án Sai Lời giải: Ta lần lượt có: Hàm số y=tanx xác định khi: cosx≠0 ⇔ x≠π/2+kπ,kϵZ. Hàm số y=cot2x xác định khi: sin2x≠0 ⇔ 2x ≠kπ ⇔ x≠kπ/2,kϵZ. ...
Xem lại
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đáp án Đúng
Câu 2: Đáp án Sai
Lời giải:
Ta lần lượt có:
Hàm số y=tanx xác định khi: cosx≠0 ⇔ x≠π/2+kπ,kϵZ.
Hàm số y=cot2x xác định khi: sin2x≠0 ⇔ 2x ≠kπ ⇔ x≠kπ/2,kϵZ.
Vậy 2 hàm số không cùng tập xác định.
Lựa chọn đáp án bằng phép thử: Nhận xét rằng x=0 thì:
Với hàm số y=tanx có y(0)=0, tức hàm số xác định tại x=0.
Với hàm số y=cot2x có y(0) không xác định.
Do đó, 2 hàm số không cùng tập xác định.
Câu 3: Đáp án Đúng
Câu 4: Đáp án Đúng
Câu 5: Đáp án D
Lời giải:
Hàm số xác định khi
Vậy tập xác định của hàm số D=R{π/2+kπ,π/4+kπ,k∈Z}
Câu 6: Đáp án B
Lời giải:
Ta có:
Hàm tanx/2 tuần hoàn với chu kì 2π
Hàm tanx/3 tuần hoàn với chu kì 3π
Do đó hàm f(x) tuần hoàn với chu kì 6π.
Câu 7: Đáp án C
Lời giải:
Ta biến đổi:
P = sinx + sin(x + 2π/3) = 2sin(x + π/3). cos(-π/3) = sin(x + π/3) ≥ -1
Suy ra pmin = -1 , đạt được khi:
sin(x + π/3) = -1 ⇔ x + π/3 = -π/2 + 2kπ ⇔ x = -5π/6 + 2kπ, k∈ Z
Câu 8: Đáp án C
Lời giải:
Ta lần lượt đánh giá:
Vì cos2x ≤ 1 và -sinx ≤ 1 (dấu “=” không đồng thời xảy ra) nên cos2x - sinx < 2 đáp án A bị loại.
Lựa chọn có chủ định x=-π/4, ta thấy:
cos2x - sinx = cos2(-π/4) = 1/2 + √2/2 > 1
Từ giá trị trên ta khẳng định các đáp án B và D bị loại.
Do đó, việc lựa chọn đáp án C là đúng đắn.
Câu 9: Đáp án A
Lời giải:
Ta lần lượt đánh giá:
Xét phương trình: 1 - 2|sin3x| = -1 ⇔ |sin3x| = 1, có nghiệm
=> -1 thuộc tập giá trị của hàm số => Đáp án B bị loại.
Xét phương trình: 1 - 2|sin3x| = -1 ⇔ |sin3x| = 1, có nghiệm
=> 1 thuộc tập giá trị của hàm số => Đáp án C bị loại.
Xét phương trình: 1 - 2|sin3x| = -1 ⇔ |sin3x| = 1 , có nghiệm
=> Đáp án D bị loại.
Do đó, việc lựa chọn đáp án A là đúng đắn.
Câu 10: Đáp án A
Lời giải:
Trước tiên ta đi giải phương trình:
sin(x + π/4) = 1 ⇔ x + π/4 = π/2 + 2kπ
⇔ x = π/4 + 2kπ , k ∈ Z
Vì x∈[2π;4π] nên π ≤ π/4 + 2kπ ≤ 2π
⇔ 3π/4 ≤ 2kπ ≤ 7π/4 ⇔ 3/8 ≤ k ≤ 7/8
=> không tồn tại k. Tức là trên đoạn [π;2π] phương trình vô nghiệm.
Lựa chọn đáp án bằng phép thử: Ta có đánh giá:
π ≤ x π 2π ⇔ 5π/4 ≤ x + π/4 ≤ 9π/4
=> sin(x+π/4) < 1
=> Phương trình sin(x+ π/4) = 1 vô nghiệm.
Do đó việc lựa chọn đáp án A là đúng đắn.
Câu 11: Đáp án C
Lời giải:
Điều kiện
sin2x ≠ 0 ⇔ 2x ≠ kπ ⇔ x ≠ kπ/2, k ∈ Z
Đặt tanx=t biến đổi phương trình về dạng: 2t - 2/t = 3 ⇔ 2t2 - 3t - 2 = 0
Khi đó, với x∈(-π/2;π) ta nhận được 3 nghiệm từ 2 họ nghiệm đã tìm được.
Câu 12: Đáp án B
Lời giải:
Lựa chọn đáp án bằng phép thử bằng tay: Ta lần lượt thử các giá trị từ lớn đến bé:
Với x=-π/6, ta được: 2tan2(-π/6) + 5tan(-π/6) + 3 = 2/3 - 5/√3 + 3 ≠ 0
=> Đáp án C sai.
Với x=-π/4, ta được: 2tan2(-π/4) + 5tan(-π/4) = 2 - 5 + 3 = 0
=> Đáp án B đúng.
Phần tự luận
Bài 1:
Lời giải:
Ta có:
Hàm cotx/3 tuần hoàn với chu kì 2π.
Hàm tanx/4 tuần hoàn với chu kì 4π.
Do đó f(x) là hàm tuần hoàn với chu kì T=4π.
Ghi nhận phương pháp thực hiện: Để xác định được chu kì tuần hoàn của
hàm số đã cho chúng ta sử dụng kết quả:
Định lý 1: Cho cặp hàm số f(x), g(x) tuần hoàn trên tập M có các chu kì lần lượt là a và b với a/b∈Q. Khi đó, các hàm số F(x)=f(x)+g(x), G(x)=f(x).g(x), cũng tuần hoàn trên M.
Mở rộng: Hàm số F(x)=mf(x)+ng(x) tuần hoàn với chu kì T là bội số chung nhỏ nhất của a,b.
Bài 2:
Lời giải:
Hàm số xác định trên tập D=R là tập đối xứng.
Ta có: f(-x)=|-x|.cos(-x)=|x|.cosx=f(x).
Vậy f(x) là hàm số chẵn.
Ghi nhận phương pháp thực hiện: Để xét tính chẵn, lẻ của hàm số lượng giác ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tìm tập xác định D của hàm số, khi đó:
Nếu D là tập đối xứng (tức là với mọi x ∈D =>-x∈D), ta thực hiện tiếp bước 2.
Nếu D không phải là tập đối xứng (tức là ∃x∈D mà x∉D) ta kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.
Bước 2: Xác định f(-x) khi đó:
Nếu f(-x)=f(x) kết luận hàm số là hàm chẵn.
Nếu f(-x)=-f(x) kết luận hàm số là hàm lẻ.
Ngoài ra kết luận hàm số không chẵn cũng không lẻ.
Chú ý: Với các hàm số lượng giác cơ bản, ta có:
Hàm số y=sinx là hàm số lẻ.
Hàm số y=cosx là hàm số chẵn.
Hàm số y=tanx là hàm số lẻ.
Hàm số y=cotx là hàm số lẻ.
Bài 3:
Lời giải:
Ta biến đổi:
Bài 4:
Lời giải:
Đặt t=cosx, điều kiện |t|≤1. Khi đó, phương trình có dạng:
Vậy phương trình có 2 họ nghiệm x = π/3 + 2kπ ; x = -π/3 + 2kπ