Đảo cực địa từ
Ý kiến khoa học được chia dựa trên nguyên nhân gây đảo cực địa từ. Một số nhà khoa học tin rằng sự đảo chiều là do ảnh hưởng của học thuyết dynamo về cách thức mà trường địa từ được sinh ra. Bằng các mô phỏng trên máy tính, người ta thấy rằng ...
Ý kiến khoa học được chia dựa trên nguyên nhân gây đảo cực địa từ. Một số nhà khoa học tin rằng sự đảo chiều là do ảnh hưởng của học thuyết dynamo về cách thức mà trường địa từ được sinh ra. Bằng các mô phỏng trên máy tính, người ta thấy rằng các đường xuất từ có thể đôi khi trở nên lộn xộn và bị rối loạn bởi các chuyển động hỗn độn của kim loại lỏng trong lõi của Trái Đất.
hiện tại.
Trong một số mô phỏng đã chỉ ra sự không ổn định mà trong đó trường từ thay đổi nhanh một cách tự phát sang hướng ngược lại. Kịch bản này được hỗ trợ bởi các quan sát về trường từ của Mặt Trời, nó đã trải qua các kỳ đảo cực từ một cách tự phát cứ trong mỗi 7-15 năm (xem: chu trình mặt trời). Tuy nhiên, với mặt trời người ta quan sát cường độ từ trường mặt trời tăng một cách mạnh mẽ trong thời gian đảo cực, trong khi đó tất cả các lần đảo cực từ trên Trái Đất dường như là diễn ra trong suốt các thời kỳ độ mạnh từ trường rất thấp.
Các phương pháp tính toán bằng máy tính hiện tại sử dụng các phép rất đơn giản để tạo ra các mô hình có thể chấp nhận được theo thang thời gian cho một chương trình nghiên cứu.
Một ít ý kiến nhỏ mà theo Richard A. Muller, là sự đảo cực địa từ không phải là một quá trình tự phát nhưng có thời điểm bộc phát bởi các sự kiện gây phá vỡ trực tiếp các dòng chảy trong lõi của Trái Đất. Các quá trình này có thể bao gồm của sự hút chìm các lục địa vào manti bởi hoạt động kiến tạo mảng ở các đới hút chìm, sự bắt đầu của chùm lớp phủ mới từ ranh giới lõi-manti, và có thể các lực cắt lõi^manti tạo ra từ các sự kiện ảnh hưởng rất lớn. Những người ủng hộ học thuyết này thì cho rằng các sự kiện này có thể dẫn đến sự phân bố dynamo trên phạm vi rộng, làm tắt trường địa từ một cách hiệu quả. Do trường từ ổn định hiện nay theo hướng Bắc-Nam hoặc nó là hướng đã bị đảo, nên người ta cũng đề xuất rằng khi trường từ hồi phục từ sự phân bố này nó sẽ chọn một hoặc trạng thái khác một cách ngẫu nhiên. Do vậy, sự hồi phục cũng được xem là một sự đảo chiều chiếm gần một nửa trong tổng số các trường hợp. Các sụo đổ chủ yếu không phải là kết quả của sự đảo chiều được gọi là lệch địa từ.