25/05/2018, 00:03

Đánh giá từng phân ngành công nghiệp trong 3 năm (2001-2003) qua một vài ví dụ về ngành

Trong 3 năm qua, nhiều cơ sở công nghiệp đã thực hiện đầu tư­ chiều sâu, đổi mới công nghệ kết hợp với đầu tư­ mở rộng nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số ngành công nghiệp đã có ...

  • Trong 3 năm qua, nhiều cơ sở công nghiệp đã thực hiện đầu tư­ chiều sâu, đổi mới công nghệ kết hợp với đầu tư­ mở rộng nâng cao năng lực sản xuất, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số ngành công nghiệp đã có đ­ược công nghệ t­ương đối hiện đại nh­ dầu khí, điện lực, b­u chính viễn thông, may, sản xuất đồ uống, lắp ráp ôtô, xe máy, thiết bị điện, hàng điện tử dân dụng, săm lốp ô tô, ắc qui, đồ nhựa, chế biến l­ương thực thực phẩm, xi măng (lò quay). Do đó, các sản phẩm này đã đ­ược thị trường trong nước và ngoài nước chấp nhận. Điều đó chứng tỏ sản phẩm đã có khả năng cạnh tranh.
  • Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước đã đ­ược thực hiện ở một số ngành công nghiệp như­ dệt, chế biến sữa, thuốc lá, chính sách nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy là một trong những biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp. Sử dụng nguồn lao động rẻ, trong nước cũng là một hướng tận dụng lợi thế của Việt Nam để tăng sức cạnh tranh.
  • Kết quả của các biện pháp trên là rất đáng kể, làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn nhiều bất cập: Vẫn còn nhiều nơi, nhiều chỗ độc quyền, dựa dẫm vào chính sách bảo hộ của Nhà nước, đặc biệt là khối doanh nghiệp nhà nước; sự quản lý còn nhiều lãng phí nên đã làm giảm kết quả của các giải pháp trên. Sự độc quyền phần lớn nằm ở khu vực tiện ích, dịch vụ công, nếu chi phí ở đây cao thì tất cả mọi lĩnh vực sản xuất đều bị ảnh hưởng. Điều này cần đ­ược đặc biệt l­ưu ý trong tiến trình hội nhập kinh tế.
  • Chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp trong 3 năm 2001-2003 đã có tác động mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư­ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, các chính sách này vẫn thiên về bảo hộ sản xuất trong nước như­ bảo hộ về vốn đầu tư­, hạn ngạch, chính sách thuế, phụ thu nên nhiều doanh nghiệp đã ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, không chủ động đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến quản lý, sản phẩm làm ra có giá thành cao.
  • Cơ cấu sản xuất công nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến nhưng rất chậm. Trong thời gian qua, ngành công nghiệp phát triển theo chiều rộng, ch­a chú trọng đầu tư­ và phát triển theo chiều sâu, ch­a nâng cao tỷ trọng chế biến sâu, đảm bảo cung cấp nguyên nhiên vật liệu đầu vào và dịch vụ hạ tầng hợp lý nên hiệu quả sản xuất có xu hướng giảm, chi phí sản xuất cao làm hạn chế khả năng nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp trên thị trường trong quá trình hội nhập.
  • Tỷ trọng đầu tư­ cho công nghiệp mặc dù chiếm khoảng 34% tổng vốn đầu tư­ toàn xã hội, song với số vốn đầu tư­ đó ch­a đủ để cơ cấu lại ngành. Nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công nghiệp có vai trò và tác động lớn như­ cơ khí chế tạo máy móc và thiết bị, công nghiệp nguyên liệu... ch­a đ­ược quan tâm đầu tư­ đúng mức. Do đ­ược ­ưu đãi đầu tư­ nên một số doanh nghiệp nhà nước đã tìm mọi cách để có dự án đầu tư­ chứ không xem xét kỹ thị trường và yếu tố hiệu quả.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp nói chung, tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ, dự kiến nhu cầu thị trường và khả năng đáp ứng, trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất và chi phí sản xuất, thị trường xuất-nhập khẩu và lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam trong afta đến năm 2003 và 2006 của khoảng 80 sản phẩm công nghiệp chủ yếu, có thể phân thành 3 nhóm sản phẩm công nghiệp theo khả năng cạnh tranh như ­ sau:

  • Nhóm sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh: Những sản phẩm sản xuất có giá bán thấp hơn giá sản phẩm cùng loại nhập khẩu. Nhóm sản phẩm này gồm 38 sản phẩm trong đó có dầu thô, khí hoá lỏng, than sạch; vật liệu xây dựng gốm sứ; một số sản phẩm hoá chất tiêu dùng; một số chủng loại thép; sản phẩm may; sản phẩm giày dép; một số sản phẩm thiết bị điện; máy chuyên dùng, dây và cáp điện, máy động lực cỡ nhỏ d­ới 30 mã lực, xe đạp, xe gắn máy, đồ mỹ nghệ.
  • Nhóm sản phẩm công nghiệp cạnh tranh có điều kiện: Những sản phẩm cần thực hiện các giải pháp giảm chi phí mới có khả năng cạnh tranh đến năm 2006. Nhóm sản phẩm này gồm 25 sản phẩm trong đó có xi măng (lò quay); giấy in, viết; phôi thép, thép xây dựng; một số sản phẩm nhựa PVC; một số chủng loại động cơ diezel; tầu chở hàng đến 11.500 DWT; phân lân chế biến.
0