24/05/2018, 21:12

Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh

Những căn cứ để đánh giá xếp loại về học lực a. Kết quả các môn học theo quy chế cho diểm trên mười được qui định theo từng lớp, từng cấp do bộ ban hành:  Đối với bậc phổ thông cơ sở, bao ...

Những căn cứ để đánh giá xếp loại về học lực

a. Kết quả các môn học theo quy chế cho diểm trên mười được qui định theo từng lớp, từng cấp do bộ ban hành:

 Đối với bậc phổ thông cơ sở, bao gồm các môn học sau:

 Văn và Tiếng Việt

 Sử

 Địa lý

 Giáo dục công dân

 Toán học

 Vật lý

 Hóa học

 Sinh học

 Nghệ thuật

 Thể dục

 Ngoại ngữ

 Lao động kỹ thuật

 Đối với bậc phổ thông trung học, bao gồm các môn học:

 Văn và Tiếng Việt

 Địa lý

 Giáo dục công dân

 Toán học

 Vật lý

 Hóa học

 Sinh học

 Kỹ thuật

 Thể dục

 Ngoại ngữ

b. Chế độ cho điểm và điểm trung bình các môn học của học sinh.

Chế độ cho điểm

Chế độ cho điểm được quy định như sau:

a. Số lần kiểm tra cho từng môn học.

Trong một học kỳ, mỗi học sinh được kiểm tra ít nhất:

 Các môn học có từ 2 tiết/ 1tuần trở xuống: 4 lần

 Các môn học có từ 2,5 đến 3 tiết/ 1tuần: 6 lần

 Các môn học có từ 4 tiết / 1 tuần trở lên: 7 lần

b. Các loại điểm kiểm tra

 Kiểm tra miệng

 Kiểm tra viết 1 tiết

 Kiểm tra cuối học kỳ.

Nếu học sinh thiếu kiểm tra miệng phải được thay thế bằng kiểm tra 15 phút.

Nếu thiếu kiểm tra viết 1 tiết phải được kiểm tra bù.

Có những môn trong phân phối chương trình không quy định kiểm tra viết một tiết phải được kiểm tra 15 phút cho đủ số lần đã quy định.

Các loại điểm kiểm tra theo quy định trên sẽ thực hiện theo hưóng dẫn cụ thể thêm của từng bộ môn.

Hệ số các loại điểm kiểm tra.

 Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút: Tính hệ số một.

 Kiểm tra từ 1 tiết trở lên: Hệ số 2

 Điểm kiểm tra học kỳ không tính hệ số mà tham gia trực tiếp vào tính điểm trung bình môn theo hướng dẫn.

Hệ số các môn học.

Các môn Văn – Tiếng Việt, Toán được tính hệ số 2 khi tham gia tính điểm trung bình học kỳ hoặc cả năm học.

Tiêu chuẩn xếp loại về học tập.

Căn cứ vào điểm trung bình các môn học kỳ và cả năm xếp loại học tập thành 5 loại: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém

 Loại giỏi: Điểm trung bình các môn đạt từ 8 trở lên.

 Loại khá: Điểm trung bình các môn đạt từ 6,5 đến 7,9.

 Loại trung bình: Điểm trung bình các môn đạt từ 5 đến 6,4.

 Loại yếu: Điểm trung bình các môn đạt từ 4 đến 4,9.

 Loại kém: Không đạt tiêu chuẩn các loại nêu trên, giáo viên chủ nhiệm nắm vững chế độ cho điểm, cách tính điểm, tiêu chuẩn xếp loại học tập để thực hiện tốt, tránh những sai sót, đẩm bảo cho học sinh không bị thiệt thòi.

Tiêu chuẩn xếp loại.

Căn cứ vào việc thực hiện nhiệm vụ học sinh mà tập trung chủ yếu vào các điểm sau đây để xếp loại đạo đức học sinh:

 Nhận thức, tình cảm làm nền tảng cho những hành động cao đẹp.

 Hành động cụ thể đuợc biểu hiện qua các hoạt động

 Học tập

 Lao động

 Rèn luyện thân thể

 Sinh hoạt tập thể

 Vui chơi, giải trí …

 Tác dụng của cá nhân đối với tập thể

 Ý thức tự phê bình, thái độ tự giác đấu tranh với những sai lầm, khuyết điểm của chính mình. Đạo đức của học sinh chủ yếu đưọc đánh giá qua những hành vi, thái độ cư xử trong phạm vi nhà trường, phải phù hợp thời gian, điều kiện được giáo dục, trình độ phát triển nhận thức, tâm lý, sinh lý của các em.

Khi xếp loại cần xem xét một cách đúng mức, khách quan những biểu hiện về hành vi đạo đức và thái độ cư xử trong các mối quan hệ xã hhội và gia đình.

Quy trình xếp loại

a. Tổ chức tốt quá trình giáo dục trước khi đánh giá xếp loại

 Vào đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm, duới sự chỉ đạo của nhà trường, tổ chức cho học sinh học tập các nhiệm vụ của học sinh đã đuợc quy định.

 Nắm được tình hình xếp loại đạo đức của học sinh ở năm học trước…

 Tổ chức tốt quá trình giáo dục thông qua các hoạt động tập thể của lớp, Coi trọng và phát huy tính tích cực tự rèn luyện của học sinh.

 Luôn gợi mở hướng dẫn, nêu gương tốt để thúc đẩy sự vươn lên, tiến bộ của học sinh.

 Thường xuyên theo dõi, uốn nắn, phê phán kịp thời đúng mức những biểu hiện chưa tốt.

 Có những biện pháp tích cực phát hiện nhằm ngăn chặng những hành động hay khuynh huớng xấu có thể xẩy ra, loại bỏ những điều kiện làm nảy sinh hiện tượng xấu.

 Liên hệ chặt chẽ với gia đình, đoàn thể để thống nhất biện pháp giáo dục học sinh…

b. Thực hiện tốt việc đánh giá xếp loại.

 Vận dụng đúng đắn, phù hợp các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại đạo đức.

 Thực hiện đúng quy trình đánh giá xếp loại:

 Căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá.

 Căn cứ vào quá trình tiếp thu giáo dục của học sinh.

 Căn cứ vào các ý kiến của các giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn đội …

 Giáo viên chủ nhiệm chỉ chình thức công bố danh sách xếp loại hạnh kiểm sau khi đuợc ban giám hiệu duyệt.

Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại để xét cho học sinh lên lớp.

a. Cho học sinh lên lớp thẳng những học sinh có đủ các điều kiệm:

 Nghỉ học không quá 45 ngày trong năm học:

 Được xếp loại học lực, đạo đức cả năm từ trung bình trở lên.

b. Cho ở lại lớp.

Cho ở lại lớp hẳn những học sinh vi phạm vào một trong những điều sau:

 Nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học.

 Có học lực cả năm xếp loại kếm.

 Có hạnh kiểm và học lực cả năm xếp loại yếu

c. Thi lại các môn học và rèn luyện thêm trong hè về đạo đức

Những học sinh không thuộc loại ở lại lớpn hẳn được nhà trường xét cho thi lại các môn học hoặc rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm để được xét lên lớp vào sau hè. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi lại và rèn luyện thêm về hạnh kiểm

 Thi lại các môn học

 Học sinh xếp loại yếu về học lực được phép lựa chọn, để thi lại các môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0 sao cho sau khi thi lại có đủ điều để lên lớp.

 Điểm bài thi lại của môn nào được dùng để thay thế cho điểm trung bình môn cả năm của môn đó, khi tính lại điểm trung bình môn cả năm học. Sau khi đã tính lại, những học sinh có điểm trung bình các môn cả năm đạt 5,0 trở lên sẽ đưọc lên lớp.

Học sinh phải đăng ký môn thi lại cho nhà trường chậm nhất là 7 ngày trước khi tổ chức thi lại.

 Rèn luyện về đạo đức.

Những học sinh xếp loại yếu về đạo đức sẽ phải rèn luyện thêm trong hè.

Giáo viên chủ nhiệmđề ra các yêu cầu, nội dung cụ thể và giao cho học sinh rèn luyện, đồng thời có biện pháp theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện được những nội dung đó của học sinh.

Sau hè, căn cứ vào tiến bộ của học sinh, hội đồng giáo dục xen xét, xếp loại lại hạnh kiểm cho những học sinh này.

Nếu xếp loại từ trung bình trở lên, các em sẽ được xét lên lớp.

d. Kết quả đánh giá xếp loại về đạo đức và học lực cả năm của học sinh ở các lớp cuối cấp được dùng làm điều kiện để xét cho học sinh dự thi tốt nghiệp trung học cơ sở, phổ thông trung học.

e. Ngoài việc đánh giá xếp loại các môn học đã nêu trên, tùy yêu cầu và điều kiện để đẩy mạnh và khuyến khích việc học tập, Bộ sẽ quy định thi lấy chứng chỉ và các chứng chỉ này sẽ được xem xét để đánh giá xếp loại, hoặc hưởng ưu tiên khi xét tuyển, xét tốt nghiệp.

Sử dụng kết quả đánh gía xếp loại để xét khen thưởng

 Tặng danh hiệu học sinh xuất sắc cho những học sinh đạt:

 Học lực: Giỏi

 Đạo đức: Khá trở lên

 Tặng danh hiệu học sinh tiên tiến cho những học sinh đạt:

 Học lực: Khá

 Đạo đức: Khá trở lên

Báo cáo kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh cho ban giám hiệu và phụ huynh

 Sau khi sơ bộ có kết quả học tập và rèn luyện của học sinh, giáo viên chủ nhiệm trình lên Ban giám hiệu duyệt.

 Sau khi được duyệt, tổ chức công bố kết quả đánh giá, xếp loại cho học sinh và cha mẹ học sinh

0