Đảng sâm và công dụng của đảng sâm
Đảng sâm là rễ phơi khô của nhiều loài thuộc chi Codonopsis . Tên Đảng sâm nguyên là do vị thuốc giống như Sâm được sản xuất ở huyện Thượng Đảng (Trung Quốc). Trong nhiều tài liệu phân loại thực vật của Việt Nam đã dùng tên Đảng sâm như là tên gọi của nhiều loài thuộc chi Codonopsis (chi này ...
Đảng sâm là rễ phơi khô của nhiều loài thuộc chi Codonopsis. Tên Đảng sâm nguyên là do vị thuốc giống như Sâm được sản xuất ở huyện Thượng Đảng (Trung Quốc). Trong nhiều tài liệu phân loại thực vật của Việt Nam đã dùng tên Đảng sâm như là tên gọi của nhiều loài thuộc chi Codonopsis (chi này ngoài việc gọi là chi Ngân đằng cũng gọi là chi Đảng sâm) thuộc họ Hoa chuông.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA ĐẢNG SÂM
Đảng sâm còn có tên gọi khác là ngân đằng, đùi gà, mằn rày cáy (Tày), cang hô (H’mông), co nhả dòi (Thái)
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA ĐẢNG SÂM
Rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng tẩm nước gừng, sao vàng.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA ĐẢNG SÂM
Rễ chứa đường, chất béo, tinh dầu, glucosid scutellarin, vết alcaloid.
4. CÔNG DỤNG CỦA ĐẢNG SÂM
Bổ dạ dày, long đờm, lợi tiểu. Chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, vàng da, kém tiêu hoá, ỉa lỏng, mệt mỏi, ho, viêm thận, nước tiểu có albumin, phù trĩ, sa tử cung, rong kinh, bệnh hệ bạch huyết. Ngày dùng 15-30g dạng hãm, sắc, viên, bột, rượu thuốc.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA ĐẢNG SÂM
Đảng sâm có tên khoa học là CODONOPSIS JAVANICA (Blume) Hook.f thuộc họ CAMPANULACEAE
6. MÔ TẢ CỦA ĐẢNG SÂM
Cây leo, sống nhiều năm. Rễ củ nạc. lá mọc đối, hình tim, mép nguyên hay khía răng, có nhựa mủ trắng. Hoa hình chuông, màu vàng ngà, họng có vân tím, mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả mọng, màu tím, nhiều hạt nhỏ.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA ĐẢNG SÂM
Tháng 10-5.
8. PHÂN BỐ CỦA ĐẢNG SÂM
Cây mọc hoang trong các trảng cỏ, nương rẫy cũ hoặc ven rừng ở vùng núi cao.
Trên đây là một số thông tin về cây đảng sâm, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây đảng sâm được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)