Húng chanh và công dụng của húng chanh
Húng chanh thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả ...
Húng chanh thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh.
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA HÚNG CHANH
Húng chanh còn có tên khác là rau tần lá dày, dương tử tô, rau thơm lông
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA HÚNG CHANH
Lá. Thu hái quanh năm. Dùng tươi.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HÚNG CHANH
Toàn cây có chứa tinh dầu carvacrol.
4. CÔNG DỤNG CỦA HÚNG CHANH
Chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam. Ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, thêm nước gạn uống.Dùng ngoài giã đắp trị rết , bọ cạp cắn.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA HÚNG CHANH
Húng chanh có tên khoa học là COLEUS AMBOINICUS Lour thuộc họ LAMIACEAE
6. MÔ TẢ CỦA HÚNG CHANH
Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20-50cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ, màu tím đỏ mọc thành bông ở đầu cành. Quả bế, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và mùi thơm như mùi chanh.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA HÚNG CHANH
Tháng 3 – 5.
8. PHÂN BỐ CỦA HÚNG CHANH
Cây được trồng làm gia vị và làm thuốc.
Trên đây là một số thông tin về cây húng chanh, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây húng chanh được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)