Dàn ý bài văn tả nhân vật trong truyện cổ tích số 8 - 10 Dàn ý bài văn tả nhân vật trong truyện cổ tích (lớp 5) hay nhất
1. Mở bài Giới thiệu truyện "Cô bé lọ lem" và nhân vật mà em định tả (nhân vật Lọ Lem) Tuổi thơ của em cũng như bao bạn nhỏ khác luôn tràn ngập những câu truyện cổ tích li kì, hấp dẫn, trong số những truyện mà em đã đọc, em thích nhất là truyện cổ tích "Cô bé Lọ Lem", cứ mỗi ...
1. Mở bài
Giới thiệu truyện "Cô bé lọ lem" và nhân vật mà em định tả (nhân vật Lọ Lem)
Tuổi thơ của em cũng như bao bạn nhỏ khác luôn tràn ngập những câu truyện cổ tích li kì, hấp dẫn, trong số những truyện mà em đã đọc, em thích nhất là truyện cổ tích "Cô bé Lọ Lem", cứ mỗi lần nhắc đến truyện này em lại tưởng tượng ra dáng vẻ xinh đẹp, nhân hậu của cô bé Lọ Lem.
2. Thân bài
- Tả ngoại hình của nhân vật
+ Dáng người, dáng đi
+ Khuôn mặt, làn da, đôi mắt, nụ cười,...
- Tả tính cách của nhân vật
+ Hiền lành, nhân hậu
+ Chăm chỉ, chịu khó
+ Lạc quan, yêu đời
- Tả hoạt động, công việc của nhân vật
+ Luôn phải làm việc liên tục không ngừng từ lau dọn, giặt giũ đến nấu ăn, chăn gà, chăn ngựa
+ Làm nhiều đến nỗi lấm lem hết cả mặt mũi, chân tay
+ Lọ Lem rất khéo tay, nấu ăn ngon, khâu vá giỏi
- Tả Lọ Lem trong đêm dạ hội
+ Xinh đẹp lộng lẫy, thanh thoát uyển chuyển
+ Tấm lòng vị tha khi không trừng phạt mụ dì ghẻ và hai chị kế
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về nhân vật Lọ Lem
Em yêu thích nhân vật Lọ Lem không chỉ vì vẻ xinh đẹp, hiền lành mà còn vì tấm lòng nhân hậu, vị tha của nàng, dù được làm công chúa đầy quyền lực nhưng nàng cũng không nghĩ đến trừng phạt mụ dì ghẻ cùng hai chị kế của mình.