Dàn ý bài văn: Tả cây hoa lan - 12 dàn ý bài văn tả cây hoa chi tiết nhất
1. Mở bài: * Giới thiệu chung: - Hoa lan được tôn vinh là loài hoa quý phái, sang trọng nhất (Vương giả chi hoa). - Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của hoa lan đã khiến cho con người ngạc nhiên, thích thú, say mê. 2. Thân bài: * Xuất xứ: + Hoa lan có mặt khắp nơi trên ...
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Hoa lan được tôn vinh là loài hoa quý phái, sang trọng nhất (Vương giả chi hoa).
- Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của hoa lan đã khiến cho con người ngạc nhiên, thích thú, say mê.
2. Thân bài:
* Xuất xứ:
+ Hoa lan có mặt khắp nơi trên thế giới, ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Lan là một loại cây hoàn toàn tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước.
+ Lan bám rễ vào các cây to gọi là phong lan; nếu bám rễ vào đất hoặc hốc đá có mùn thì gọi là địa lan.
* Các loại lan:
- Họ lan có tới 750 chi và khoảng 2500 loài. Các loại như bạch cập; mạc lan, tô’ tâm, hoàng diệp, ánh kim, hạc đỉnh,… màu sắc rực rỡ, hương thơm thanh thoát.
* Miêu tả các bộ phận của cây hoa lan:
- Thân lan có củ giả do các bẹ lá tạo thành (địa lan), hoặc gồm các đốt nối nhau (phong lan). Hầu hết thân lan đều có chất diệp lục để tự quang hợp.
- Hình dáng lá lan cũng rất đa dạng, đặc điểm chung là xanh bóng và dày, chứa nhiều nước cùng chất dinh dưỡng.
- Hoa lan hình dáng đa dạng, nhiều màu sắc rực rỡ, có mùi thơm thoang thoảng, nở rất lâu.
- Quả có rất nhiều hạt nhỏ li ti, lúc khô nhẹ nhàng bay theo gió gieo rắc khắp nơi.
* Chăm sóc và bảo quản:
- Trồng địa lan cần đất xốp và nhiều mùn, tưới đủ ẩm và không để dưới nắng.
- Phong lan trồng trong chậu nông có lót than củi, xơ dừa cho rễ cây bám vào, treo trong giàn che. Nếu được bó vào hẳn thân cây dưới tán lá là tốt nhất,
- Có chế độ bón phân, phun thuốc đúng kĩ thuật. Không dùng nước máy để tưới cho cây lan.
3. Kết bài: Cây hoa lan là một trong bốn loài cây quý: Mai, lan, cúc, trúc tượng trưng cho phẩm chất thanh cao của người quân tử.