05/02/2018, 12:19

Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay? – Bài tập làm văn số 7 lớp 10

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiên nay? – Bài làm 1 2 Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong ...

Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiên nay? – Bài làm 1 2 Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiên nay? – Bài làm 2 3 Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiên nay? – Bài làm 3 Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiên nay? – Bài làm 1 Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua nhưng trước cha mẹ: “Quân – Sư – Phụ”. Dưới chế độ mới, nhà giáo được vinh danh “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Lớp lớp nhà giáo đã đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp “trồng người” và khi Tổ quốc cần họ cũng sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do. Những ng` làm thầy thật đáng trân trọng biết nhường nào. Hiểu rõ vai trò của ng` thầy, dân tộc ta từ xưa tới nay luôn đề cao đạo lý “tôn sư trọng đạo”. Đạo lý đó dã thấm nhuần va ăn sâu vào tư tưởng của mỗi ng` dân Việt. Tôn sư tức là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Còn trọng đạo có nghĩa là coi trọng đạo lý, đạo đức tốt đẹp của con ng`. Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi ng` cần phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,… "Tôn sư trọng đạo" không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một ttuyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào "Tôn sư trọng đạo" vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh. Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một. "Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học. Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa. Mối quan hệ thầy – trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở. Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang. hay thầy Cao Bá Quát lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ….Những ng` thầy đáng kính đó sẽ mãi đc bao thế hệ ng` Việt nam ca tụng Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Mong rằng mỗi học sinh việtnam đều ý thức đc tầm quan trọng của ng` thầy và tôn trong, kính yêu các thầy cô hơn nữa. Hãy luôn hớ rằng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiên nay? – Bài làm 2 Con người Việt Nam rất hiếu học. “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống cao đẹp của dân tộc ta, đang ngày càng phát huy rực rỡ. Chỉ có bốn chữ “Tôn sư trọng đạo” nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, bao tư tưởng tình cảm tốt đẹp. “Sư” nghĩa là thầy, “tôn sư” nghĩa là tôn trọng, tôn kính ông thầy. “Đạo” có nghĩa là đạo học, còn có nghĩa là đạo lí làm người; “trọng đạo” là coi trọng, trân trọng, quý trọng đạo học, đạo làm người. Thật là giản dị, dễ hiểu: có biết trọng đạo học, đạo làm người thì mới biết tôn kính ông thầy; hay có biết tôn trọng ông thầy thì mới coi trọng đạo học, quý trọng đạo làm người. Trong xã hội phong kiến, ông thầy là một trong ba giềng mối lớn: quân, sư, phụ. Cổ nhân đã dạy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tục ngữ, ca dao có nhiều câu ca ca ngợi người thầy với tất cả lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc: “Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”. Hay: “Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy, Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”. Đọc Quốc âm thi tập, ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi không chỉ canh cánh vì “ưu ái” mà còn trằn trọc thao thức bởi “nợ cũ” đeo nặng hai vai: “Nợ cũ chước nào báo bổ, Ơn thầy, ơn chúa, liễn ơn cha”. (Tự thán – 24) Ngày xưa, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân ta còn nhiều thiếu thốn khó khăn, số người được nấu sử sôi kinh nơi cửa Khổng sân Trình rất ít ỏi. Thế mà truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã in sâu vào tâm hồn triệu triệu con người. Ông thầy và đạo học được tôn vinh, được bồi đắp ngày thêm tốt đẹp. Sau Cách mạng tháng Tám, nạn mù chữ được thanh toán trong một thời gian ngắn. Việc học hành được mở mang và phát triển. Dân trí được nâng cao không ngừng. Phổ cập Tiểu học, phổ cập Trung học cơ sở là mục tiêu phấn đấu của nhiều địa phương. Các trường Đại học, trường Cao đẳng, trường Dạy nghề mở ra khắp mọi nơi. Cứ ba người dân là có một người đi học. Thành tựu vĩ đại ấy, một phần to lớn là do sự đóng góp tâm hồn, trí tuệ, công sức của hàng triệu thầy giáo, cô giáo từ các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học, đến Cao đẳng, Đại học. “Vì hạnh phúc mười năm trồng cây; vì hạnh phúc trăm năm trồng người”. “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Những câu nói ấy đã thể hiện sự tôn vinh vị thế ông thầy trong cộng đồng, coi trọng giáo dục là quốc sách. Hàng vạn thầy cô giáo đã được phong tặng danh hiệu cao quý: “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”. Ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày “Nhà giáo Việt Nam”. Trò kính thầy, thầy mến trò. Phong trào “dạy tốt, học tốt” trong các trường học ngày một đơm hoa kết trái. Ngày xưa, với truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” mà những tên tuổi bất tử: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm như những vì sao tỏa sáng. Ngày nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã và đang được nối tiếp và phát huy mạnh mẽ. Vai trò ông thầy càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ trí thức để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiên nay? – Bài làm 3 Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay. Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó. Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học. Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta. Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội. Từ khóa tìm kiếm:truyền thống tôn sư trọng đạo được nối tiếp như thế nào trong cuộc sống hiện naytôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Theo anh chị truyền thống ấy được tiếp nối đến ngày nay như thế nàothoi xua ta đã có truyền thong ton su trong dao theo em truyen thong ay duoc noi tiep ngu the nao vao thời nàyDân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo theo anh (chị) truyền thống đó được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện naydân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nàowww dan toc ta co truyen thong ton su trong dao theo anh chi truyen thong do duoc noi tiep nhu the nao trong thuc te cuoc song hien nay Bài viết liên quanBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 2: Ấn Độ (phần 3)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểmBài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941) (phần 3)Bài tập trắc nghiệm GDCD lớp 11 Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí kinh tế của nhà nước (phần 2)Bài tập trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 Bài 23: Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ Quốc cuối thế kỉ XVIII (phần 1)Bài tập trắc nghiệm Sinh học lớp 11 Bài 30: Truyền tin qua Xinap

Xem nhanh nội dung

Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiên nay? – Bài làm 1

Dân tộc ta có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo xếp sau vua nhưng trước cha mẹ: “Quân – Sư – Phụ”. Dưới chế độ mới, nhà giáo được vinh danh “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Lớp lớp nhà giáo đã đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp “trồng người” và khi Tổ quốc cần họ cũng sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do. Những ng` làm thầy thật đáng trân trọng biết nhường nào. Hiểu rõ vai trò của ng` thầy, dân tộc ta từ xưa tới nay luôn đề cao đạo lý “tôn sư trọng đạo”. Đạo lý đó dã thấm nhuần va ăn sâu vào tư tưởng của mỗi ng` dân Việt.

Tôn sư tức là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Còn trọng đạo có nghĩa là coi trọng đạo lý, đạo đức tốt đẹp của con ng`. Câu tục ngữ nhắc nhở mỗi ng` cần phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,…

"Tôn sư trọng đạo" không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một ttuyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào "Tôn sư trọng đạo" vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người "Không thầy đố mày làm nên". Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, "Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy". Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình:

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng "nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Bởi vậy, "tôn sư trọng đạo" không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và "nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề "tôn sư trọng đạo" càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

Mối quan hệ thầy – trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở. Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang. hay thầy Cao Bá Quát lấy việc dạy người cao hơn dạy chữ….Những ng` thầy đáng kính đó sẽ mãi đc bao thế hệ ng` Việt nam ca tụng

Trên thực tế, vấn đề "tôn sư trọng đạo" ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta cũng đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Mong rằng mỗi học sinh việtnam đều ý thức đc tầm quan trọng của ng` thầy và tôn trong, kính yêu các thầy cô hơn nữa. Hãy luôn hớ rằng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”.

Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiên nay? – Bài làm 2

Con người Việt Nam rất hiếu học. “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống cao đẹp của dân tộc ta, đang ngày càng phát huy rực rỡ.

Chỉ có bốn chữ “Tôn sư trọng đạo” nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, bao tư tưởng tình cảm tốt đẹp. “Sư” nghĩa là thầy, “tôn sư” nghĩa là tôn trọng, tôn kính ông thầy. “Đạo” có nghĩa là đạo học, còn có nghĩa là đạo lí làm người; “trọng đạo” là coi trọng, trân trọng, quý trọng đạo học, đạo làm người. Thật là giản dị, dễ hiểu: có biết trọng đạo học, đạo làm người thì mới biết tôn kính ông thầy; hay có biết tôn trọng ông thầy thì mới coi trọng đạo học, quý trọng đạo làm người.

Trong xã hội phong kiến, ông thầy là một trong ba giềng mối lớn: quân, sư, phụ. Cổ nhân đã dạy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tục ngữ, ca dao có nhiều câu ca ca ngợi người thầy với tất cả lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều,

Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”.

Hay:

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.

Đọc Quốc âm thi tập, ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi không chỉ canh cánh vì “ưu ái” mà còn trằn trọc thao thức bởi “nợ cũ” đeo nặng hai vai:

“Nợ cũ chước nào báo bổ,

Ơn thầy, ơn chúa, liễn ơn cha”.

(Tự thán – 24)

Ngày xưa, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân ta còn nhiều thiếu thốn khó khăn, số người được nấu sử sôi kinh nơi cửa Khổng sân Trình rất ít ỏi. Thế mà truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã in sâu vào tâm hồn triệu triệu con người. Ông thầy và đạo học được tôn vinh, được bồi đắp ngày thêm tốt đẹp.

Sau Cách mạng tháng Tám, nạn mù chữ được thanh toán trong một thời gian ngắn. Việc học hành được mở mang và phát triển. Dân trí được nâng cao không ngừng. Phổ cập Tiểu học, phổ cập Trung học cơ sở là mục tiêu phấn đấu của nhiều địa phương. Các trường Đại học, trường Cao đẳng, trường Dạy nghề mở ra khắp mọi nơi. Cứ ba người dân là có một người đi học. Thành tựu vĩ đại ấy, một phần to lớn là do sự đóng góp tâm hồn, trí tuệ, công sức của hàng triệu thầy giáo, cô giáo từ các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học, đến Cao đẳng, Đại học. “Vì hạnh phúc mười năm trồng cây; vì hạnh phúc trăm năm trồng người”. “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Những câu nói ấy đã thể hiện sự tôn vinh vị thế ông thầy trong cộng đồng, coi trọng giáo dục là quốc sách. Hàng vạn thầy cô giáo đã được phong tặng danh hiệu cao quý: “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”. Ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày “Nhà giáo Việt Nam”.

Trò kính thầy, thầy mến trò. Phong trào “dạy tốt, học tốt” trong các trường học ngày một đơm hoa kết trái.

Ngày xưa, với truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” mà những tên tuổi bất tử: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm như những vì sao tỏa sáng. Ngày nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã và đang được nối tiếp và phát huy mạnh mẽ. Vai trò ông thầy càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ trí thức để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Theo anh chị truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiên nay? – Bài làm 3

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.

Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.

Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.

Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.


Từ khóa tìm kiếm:

0