Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát – Bài tập làm văn số 2 lớp 11
Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát – Bài làm 1 2 Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát – Bài làm 2 Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi ...
Đánh giá bài viết Xem nhanh nội dung1 Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát – Bài làm 1 2 Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát – Bài làm 2 Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát – Bài làm 1 Ta vẫn thường nghe: "Tài cao phận thấp, chí khí uất". Dường như cái tài năng vẫn chưa đủ để con người ta tỏa sáng nhưng còn bởi một chữ "phận". Đó cũng chính là bi kịch cuộc đời của một con người tài hoa bậc nhất, Cao Bá Quát. Ông hiện ra là một nhà nho tài giỏi, đức độ với một tâm hồn văn chương và cốt cách thanh cao, được nhân dân tôn lên hành thánh – thánh Quát. Vậy nhưng đương thời Chu Thần lại phải trải qua biết bao khổ ải, gian truân của một chế độ phong kiến thối nát suy tàn. Những nỗi niềm xót xa, phẫn uất của một đấng nam nhi đã được ông gửi gắm kín đáo trong tác phẩm Sa hành đoản ca. Là một nhà nho chân chính, Cao Bá Quát vốn chịu ảnh hưởng rất lớn của quan niệm "chí làm trai". Cũng như Nguyễn Công Trứ và bao bậc sĩ phu đương thời, ông luôn tâm niệm và khao khát lập nên công danh sự nghiệp vẻ vang hiển hách cho đời, coi đó là lí tưởng sống, là trách nhiệm trọn đời và là món nợ phải trả – "nợ tang bồng". Ông vốn đã sớm được coi như một tài năng xuất chúng khi mới chỉ ít tuổi và càng trưởng thành, ông lại càng tỏ rõ khí phách hiên ngang và hoài bão lớn lao của mình. Tuy nhiên đứng trước một xã hội phong kiến bảo thủ, trì trệ và khủng khoảng, con người ấy đã không thể thỏa mãn khát vọng của mình. Bãi cát dài lại bãi cát dài, Đi một bước như lùi một bước. "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là một khúc ca ngắn, vậy mà bản thân nó lại vẽ nên một con đường rất dài. Bức tranh sa mạc mênh mông cát trắng với bóng người nhỏ bé đang bước đi từng bước khó nhọc. Đi mà như lùi, vây ra đi mà thực ra không đi. Đó là một hình ảnh rất thực và cũng bao hàm ý nghĩa ẩn dụ. Đây thực ra là con đường thi cử của chính tác giả, cái nhục nhằn của bãi cát cũng là cái nhục nhằn ông đang phải gánh chịu vì con đường ấy – khó nhọc mà xa vời. Đối với trí thức nho sĩ ngày xưa, con đường học – thi – làm quan ấy đầy gian nan vất vả, càng khó khăn hơn trong những buổi cuối của nho học và đây cũng là cách duy nhất để họ thực hiện chí làm trai lập công danh của mình. Suốt những năm từ lúc 14 tuổi cho đến khi 31, Cao Bá Quát đã vào Huế đi thi không biết bao nhiều lần nhưng lần nào ông cũng bị đánh hỏng. Không phải vì ông không có tài mà vì lẽ cái tính cách ngông nghênh của ông vốn đã quá nổi tiếng và không được lòng các vị quan triều thần. Đến đây lời thơ như tiếng thở dài của chính tác giả, ta thấy được trước nhất là sự chán ngán của Chu Thần trước thời cuộc. Bản thân ông ngày càng nhận thức được sự lạc hậu, thoái hóa của chế độ học hành thi cử truyền thống trong cái chuyển mình của thời thế. Mặt trời đã lặn chưa dừng được, Lữ khách trên đường nước mắt rơi. "Mặt trời lặn" là hình ảnh chuyển giao của thời gian, khi thiên nhiên đã chìm dần vào giấc nghỉ ngơi, thì đối lập với nó là hình ảnh người lữ khách "chưa dừng được". Vì sao chưa dừng được? Bởi lẽ đường còn dài mà đích thì chẳng thấy đâu. Con đường cuộc đời ông đi mãi mà ông vẫn chưa tìm được cho mình chỗ đứng trong xã hội, chưa thỏa mãn ý chí lập nên công danh. Vậy nên bản thân ông không cho phép mình dừng lại. Nếu ở câu đầu mở ra là sự rộng lớn của không gian thì đến lúc này, Cao Bá Quát lại nói đến sự chảy trôi liên tục của thời gian, tất cả những yếu tốt thiên nhiên vũ trụ ấy dường như đều là lực cản đường, cản trở những bước đi vốn đã đầy khó nhọc trên cát. Do đó, ông thấy mình trơ trọi cô đơn trước bãi cát hoang vu ấy và tự khóc cho số phận dai dẳng của mình. Có thể những giọt nước mắt ấy ban đầu chỉ đơn thuần do tác động của ngoại cảnh (gió, cát, bụi) nhưng chúng trở nên đắng hơn, mặn hơn và xót xa hơn bởi tâm sự của tác giả. Để rồi từ đây, những cung bậc cảm xúc của Chu Thần được đưa lên một vị trí mới: Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non, lội suối giận khôn vơi. Chu Thần đang giận ai hay giận cái gì vậy? Ông đang giận chính bản thân ông bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, ta có thể hiểu: trước những cảnh đời khổ cực của nhân dân và thời thế thay đổi, ông dù một lòng trung quân ái quốc, hết mực thương dân nhưng vẫn chưa thể làm để đem tài năng ra giúp giân giúp nước. Ngay cả Nguyễn Công Trứ "ngất ngưởng" là thế mà còn luôn tâm niệm "nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung". Vậy nên ông tự trách bản vẫn thân chưa làm tròn nhiệm vụ với giang sơn xã tắc: "Không có lấy một sách lược gì làm cho đời được thái bình, thẹn mình là nhà nho mà lại tầm thường đến thế." Tâm sự này của ông khiến ta cảm thấy trân trọng một con người có tấm lòng đức độ và tâm hồn thanh cao trong thơ văn: "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa". Thứ hai, ông vô cùng hổ thẹn vì dù đã đeo đuổi con đường thi cử rất lâu mà vẫn chưa có được chức danh xứng đáng, vẫn chưa đạt được công danh để cho người đời thán phục. Thế nên lòng người càng trở nên bế tắc, oán hận và bi phẫn. Ông đã từng dùng hình ảnh tượng trưng để nói lên chí khí cao vời của mình: "Ta ngẩng đầu lên nhìn tận ngoài trời Những muốn vịn mây mà lên cao mãi" Ông mong muốn có được phép thần tiên kì diệu để có tiếp tục đi trên con đường chông gai mặc cho đói khát, mệt mỏi hay buồn ngủ. Hy vọng có thể mau chóng tìm ra cho mình một cái đích rõ ràng. Cách hiểu cuối cùng rất sâu sắc: đó chính là sự thoát li khỏi thực tại tầm thường. Đến như Nguyễn Công Trứ lỗi lạc là thế mà còn tìm kiếm lối thoát bằng cách cáo quan ở ẩn. Ở đây, Cao Bá Quát giá như bản thân có thể nhắm mắt làm ngơ, mặc cho sự đời biến đổi, và mong muốn vứt bỏ phiền muộn. Nhưng không! Với lí tưởng cao cả, chí khí ngoan cường, Chu Thần không thể thực hiện điều trái với đạo lí của bản thân. Do đó, cái "giận khôn vơi" ở đây, càng chiếu soi, làm tỏ hiện cho ta thấy được một Chu Thần với nhân cách cao cả, quí giá biết bao. Ông không muốn trốn tránh khó khăn nhưng luôn biết đối đầu và khắc phục khó khăn. Thật là nhân cách đáng ngưỡng mộ! Những câu thơ tiếp theo lại đem đến cho người đọc về cái nhìn của Cao Bá Quát trước cảnh xã hội mưu cầu danh lợi: Xưa nay, phường danh lợi, Tất tả trên đường đời. Đầu gió hơi men thơm quán rượu, Người say vô số, tỉnh bao người? Con đường danh lợi cũng là một thứ đường đời thật gập ghềnh, trắc trở. Công danh được ví như một thứ rượu cám dỗ đời người, khiến con người phải bon chen, phải gạt đi mọi giá trị đạo đức luân lí để thảm hại chạy theo vật chất. Học hành, đỗ đạt rồi vào chốn quan trường để phú quí vinh hoa, con đường lập thân, lập nghiệp ấy sao quá đỗi tầm thường. Lòng nhủ phải làm cái gì đó lớn hơn, cao cả hơn. Nhưng tiếc thay, chẳng mấy kẻ thắng được cái sức lôi cuốn của tiền tài. Họ chẳng khác nào những con thiêu thân, lao đầu vào nơi có anh sang và đông không kể. Qua đây, Cao Bá Quát cho thấy được điểm nhìn tuyệt vời của mình. Đó là cái nhìn bao quát thực tại bình thường, vượt ra cả không gian và vượt lên thời gian. Những suy nghĩ ấy đã đi trước thời cuộc của ông và minh chứng cho trí tuệ uyên bác vượt bậc của danh sĩ họ Cao. Cũng có thể thấy được thái độ khinh miệt, chán ghét của ông với lối quan niệm của các sĩ tử bấy giờ và ông tự hào là kẻ tỉnh hiếm hoi giữ rừng người say ấy. Song đáng buồn thay, ông vẫn đang đi theo con đường này. Trong tâm trí đang tự hỏi mình "tỉnh" hay "say"? Để rồi lại trút tiếng thở dài vô vọng: Bãi cát dài, bãi cát dài ơi! Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt, Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít. Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng", Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng, Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt. Tiếng thở dài chán ngán, mệt mỏi của Cao Bá Quát khi gặp phải sự bế tắc, lòng luôn thao thức câu hỏi: "tính sao đây?". Khó khăn nối tiếp khó khăn, nhìn bốn bề, đâu đâu cũng chỉ thấy những trắc trở, gian lao muôn trùng. Lúc này, Chu Thần đã bị đẩy vào "đường cùng". Dường như, trong ông đang có sự đấu tranh quyết liệt, ông dậm chân tại chỗ. Cao Bá Quát không muốn đi tiếp vì biết đường gian khổ mà vô đích. Nhưng có một tiếng gọi vang lên từ tấm lòng thương dân sâu sắc, đó là cái nợ nước nhà chưa thể trả, nợ công danh cuộc đời. Vì không còn một con đường nào khác cho bất cứ một ai, kể cả những người có chí lớn vượt ra ngoài sự nghiệp công danh. Bi kịch của Chu Thần không chỉ là của riêng Chu Thần, nhưng còn là bi kịch của thời đại, một thời đại sắp đi đến phút cáo chung. Anh đứng làm chi trên bãi cát? Câu hỏi vang lên vô vọng giữa bãi cát mênh mông? Nhưng có vẻ kín đáo trả lời cho mẫu thuẫn nội tâm của Cao Bá Quát. Một lần nữa, ông khẳng định tính chất vô nghĩa của con đường "bãi cát" ấy để làm tiền đề cho cái nhìn của mình: cái nhìn sáng suốt và đầy đạo đức: từ bỏ cái cũ lỗi thời để đến với cái mới . Đến đây, ta chợt nhớ đến triết lí của Lỗ Tấn: "Trên thế gian làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi." Quả thật vậy, câu hỏi tu từ "Anh đứng làm chi trên bãi cát" như là lời thúc giục, là tiếng gọi lên đường, khai phá lối đi mới tiến bộ. Đó cũng là nguyên nhân chính và động cơ thúc đẩy Chu Thần đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa Mỹ Lương, chống lại triều đình nhà Nguyễn – việc làm để lại tiếng danh muôn đời và khiến thế hệ sau nể phục khôn nguôi. "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là bài thơ ngắn mà dài, hiện thực mà đầy tượng trưng, trữ tình mà đầy bi phẫn với ý thơ hàm súc, đa nghĩa. Ẩn chứa trong tác phẩm là những suy nghĩ kín đáo của tác giả, là tâm tình da diết với đất nước, là khí phách hiên ngang của chí làm trai, là trí tuệ thông thái, là cái nhìn vượt thời đại, là ước muốn cải cách xã hội và cũng là nhân cách cao đẹp của nhà nho chân chính Cao Bá Quát. Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát – Bài làm 2 Bãi cát lại bãi cát dài Đi 1 bước như lùi 1 bước. Mặt trời đã lặn chưa dừng được. Lữ khách trên đường nước mắt rơi. Ẩn dụ về con đường duy nhất để "lên đời" trong xã hội pk thối nát. Ngay từ đầu bài thơ ta đã bắt gặp hình ảnh lộ- đồ- con đường. Đường đi trên cát mang ý nghĩa biểu tượng cho con đường đời, con đường ấy dài vô cùng tận, đầy rẫy những khó khăn, chông gai, mờ mịt ko biết chọn ngả nào, hướng nào. Để đạt đc chân lí của cuộc đời, nta phải vượt qua muôn ngàn khó khăn Ng` đi đg là nv trữ tình, là ng` kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt, hay đó chính là hiện thân của Cao bá Quát Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non , lội suối , giận khôn vơi !, Điển tích ( SGK có ) Đây là lời tự bạch, nỗi cay đắng, những suy nghĩ đầy mâu thuẫn giữa mơ ước khát vọng sống cao đẹp vs hiện thực mờ mịt, giữa tinh thần xông pha trên con đường đi tìm lí tưởng vs nhu cầu hưởng lạc cầu an lúc bấy giờ, Ngưòi đi đg hiểu rằng phải học để đi thi, nhưng khi đỗ đạt làm quan như bao phường danh lợi khác thì học và thi để làm j? Tác giả những mong mình học đc tiên ông cái phép ngủ, cái phép "thụy du" như thái độ Ng Công Trứ Được mất dương dương ng` thái thượng Khen chê phơi phới ngọn đông phong Ko quan tâm đến ng` đời nói j, nghĩ j, sống thảnh thơi nhàn hạ, vô ưu, thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng. Xưa nay phường danh lợi Tất tả trên đường đời . Ý muốn nói vs ta rằng cuộc đời đầy những bọn danh lợi chen chúc, chúng mưu sinh, hưởng thụ say sưa và ko ai đi cùng m trên con đường mờ mịt trên cát, chỉ có 1 mình đơn độc biết bao! Đầu gió hơi men thơm quán rượu , Người say vô số , tỉnh bao người ? Chuyện mưu cầu danh lợi cũng như chyện thưởng thức rượu ngon, ít ai tránh đc sự cám dỗ Cách nói ấy nhằm mục đích làm nổi rõ m` vs đông đảo những ng` chạy theo danh lợi và để khẳng định m` ko thể hòa trộn vs chúng Cách nói ấy chứng tỏ ng` đi đg đã tỏ thái độ khinh thường vs phường danh lợi. Ông là kẻ cô đơn ko có đồng hành và sự thực ấy làm ng` đi đg rất cay đắng. Sự đối lập thức / ngủ và tỉnh / say thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng. Trx hoàn cảnh ấy, ng` đi đường đặt ra câu hỏi day dứt: Đi tiếp hay dừng lại? Bãi cát dài , bãi cát dài ơi ! Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt , Đường ghê sợ còn nhiều , đâu ít ? Và dĩ nhiên ông đã ko dừng lại mà tiếp tục bước đi… Thế rồi ở phần cuối, bài thơ kết thúc bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc bảy chữ, báo hiệu một cái gì đang thắt lại trong tư tưởng, là cái tuyên ngôn “cùng đường” của nhà thơ. Phép điệp âm ở đây lại được sử dụng tiếp, cài vào nhau, đan chéo nhau, đẩy cảm giác nhức nhối đến cùng tột : Hãy nghe ta hát khúc " đường cùng " , Phía bắc núi Bắc , núi muôn trùng , Phái nam núi Nam , sóng dào dạt . Người đi đg nhận ra rằng m ko chỉ cô độc trên đg đời mà còn đang đi trên con đg cùng, sự bế tắc trên đg đời, nhìn về phía bắc thì thấy núi non muôn trùng, nhìn về phía nam thì núi sau lưng, sông trước mặt, khó khăn và gian nan, nguy hiểm.Và đến đây, cảm hứng về một con người lầm lũi đi không biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm hứng về sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh ghê gớm : người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng nhìn lên phía Bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng muôn đợt cũng đã vây phủ lấy mình. Và nhìn khắp bốn phía, thì nào có còn ai, chỉ còn độc một mình mình đứng trơ trên bãi cát. Đi tiếp hay lùi lại? Tiến thoái lưỡng nan! Ng` đi đg chỉ còn biết đứng chôn chân trên cát Anh đứng làm chi trên bãi cát ? ( Câu hỏi mở , gần giống với câu : Sống trên đời , kẻ ko học thức cả kẻ có học đều tự biến mình thành ra 1 lũ bò sáng ăn , tối ngủ , chỉ khư khư làm theo lời chủ và cây roi . Như Thế có phải là cách sống đúng nghĩa đối với 1 con người ? ) => Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình. Bài viết liên quanVẻ đẹp nhân cách nhà nho chân chính qua tác phẩm Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ – Bài tập làm văn số 2 lớp 11Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của cloBài tập trắc nghiệm GDCD lớp 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 4)Bài tập trắc nghiệm Vật lý lớp 12 Phóng xạ (phần 1)Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống – Bài tập làm văn số 6 lớp 7Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm (tiếp)Đề kiểm tra Hóa học lớp 11 số 4 (tiếp)
Xem nhanh nội dung
Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát – Bài làm 1
Ta vẫn thường nghe: "Tài cao phận thấp, chí khí uất". Dường như cái tài năng vẫn chưa đủ để con người ta tỏa sáng nhưng còn bởi một chữ "phận". Đó cũng chính là bi kịch cuộc đời của một con người tài hoa bậc nhất, Cao Bá Quát. Ông hiện ra là một nhà nho tài giỏi, đức độ với một tâm hồn văn chương và cốt cách thanh cao, được nhân dân tôn lên hành thánh – thánh Quát. Vậy nhưng đương thời Chu Thần lại phải trải qua biết bao khổ ải, gian truân của một chế độ phong kiến thối nát suy tàn. Những nỗi niềm xót xa, phẫn uất của một đấng nam nhi đã được ông gửi gắm kín đáo trong tác phẩm Sa hành đoản ca.
Là một nhà nho chân chính, Cao Bá Quát vốn chịu ảnh hưởng rất lớn của quan niệm "chí làm trai". Cũng như Nguyễn Công Trứ và bao bậc sĩ phu đương thời, ông luôn tâm niệm và khao khát lập nên công danh sự nghiệp vẻ vang hiển hách cho đời, coi đó là lí tưởng sống, là trách nhiệm trọn đời và là món nợ phải trả – "nợ tang bồng". Ông vốn đã sớm được coi như một tài năng xuất chúng khi mới chỉ ít tuổi và càng trưởng thành, ông lại càng tỏ rõ khí phách hiên ngang và hoài bão lớn lao của mình. Tuy nhiên đứng trước một xã hội phong kiến bảo thủ, trì trệ và khủng khoảng, con người ấy đã không thể thỏa mãn khát vọng của mình.
Bãi cát dài lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.
"Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là một khúc ca ngắn, vậy mà bản thân nó lại vẽ nên một con đường rất dài. Bức tranh sa mạc mênh mông cát trắng với bóng người nhỏ bé đang bước đi từng bước khó nhọc. Đi mà như lùi, vây ra đi mà thực ra không đi. Đó là một hình ảnh rất thực và cũng bao hàm ý nghĩa ẩn dụ. Đây thực ra là con đường thi cử của chính tác giả, cái nhục nhằn của bãi cát cũng là cái nhục nhằn ông đang phải gánh chịu vì con đường ấy – khó nhọc mà xa vời. Đối với trí thức nho sĩ ngày xưa, con đường học – thi – làm quan ấy đầy gian nan vất vả, càng khó khăn hơn trong những buổi cuối của nho học và đây cũng là cách duy nhất để họ thực hiện chí làm trai lập công danh của mình. Suốt những năm từ lúc 14 tuổi cho đến khi 31, Cao Bá Quát đã vào Huế đi thi không biết bao nhiều lần nhưng lần nào ông cũng bị đánh hỏng. Không phải vì ông không có tài mà vì lẽ cái tính cách ngông nghênh của ông vốn đã quá nổi tiếng và không được lòng các vị quan triều thần. Đến đây lời thơ như tiếng thở dài của chính tác giả, ta thấy được trước nhất là sự chán ngán của Chu Thần trước thời cuộc. Bản thân ông ngày càng nhận thức được sự lạc hậu, thoái hóa của chế độ học hành thi cử truyền thống trong cái chuyển mình của thời thế.
Mặt trời đã lặn chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
"Mặt trời lặn" là hình ảnh chuyển giao của thời gian, khi thiên nhiên đã chìm dần vào giấc nghỉ ngơi, thì đối lập với nó là hình ảnh người lữ khách "chưa dừng được". Vì sao chưa dừng được? Bởi lẽ đường còn dài mà đích thì chẳng thấy đâu. Con đường cuộc đời ông đi mãi mà ông vẫn chưa tìm được cho mình chỗ đứng trong xã hội, chưa thỏa mãn ý chí lập nên công danh. Vậy nên bản thân ông không cho phép mình dừng lại. Nếu ở câu đầu mở ra là sự rộng lớn của không gian thì đến lúc này, Cao Bá Quát lại nói đến sự chảy trôi liên tục của thời gian, tất cả những yếu tốt thiên nhiên vũ trụ ấy dường như đều là lực cản đường, cản trở những bước đi vốn đã đầy khó nhọc trên cát. Do đó, ông thấy mình trơ trọi cô đơn trước bãi cát hoang vu ấy và tự khóc cho số phận dai dẳng của mình. Có thể những giọt nước mắt ấy ban đầu chỉ đơn thuần do tác động của ngoại cảnh (gió, cát, bụi) nhưng chúng trở nên đắng hơn, mặn hơn và xót xa hơn bởi tâm sự của tác giả. Để rồi từ đây, những cung bậc cảm xúc của Chu Thần được đưa lên một vị trí mới:
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối giận khôn vơi.
Chu Thần đang giận ai hay giận cái gì vậy? Ông đang giận chính bản thân ông bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, ta có thể hiểu: trước những cảnh đời khổ cực của nhân dân và thời thế thay đổi, ông dù một lòng trung quân ái quốc, hết mực thương dân nhưng vẫn chưa thể làm để đem tài năng ra giúp giân giúp nước. Ngay cả Nguyễn Công Trứ "ngất ngưởng" là thế mà còn luôn tâm niệm "nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung". Vậy nên ông tự trách bản vẫn thân chưa làm tròn nhiệm vụ với giang sơn xã tắc: "Không có lấy một sách lược gì làm cho đời được thái bình, thẹn mình là nhà nho mà lại tầm thường đến thế." Tâm sự này của ông khiến ta cảm thấy trân trọng một con người có tấm lòng đức độ và tâm hồn thanh cao trong thơ văn: "Nhất sinh đê thủ bái mai hoa".
Thứ hai, ông vô cùng hổ thẹn vì dù đã đeo đuổi con đường thi cử rất lâu mà vẫn chưa có được chức danh xứng đáng, vẫn chưa đạt được công danh để cho người đời thán phục. Thế nên lòng người càng trở nên bế tắc, oán hận và bi phẫn. Ông đã từng dùng hình ảnh tượng trưng để nói lên chí khí cao vời của mình:
"Ta ngẩng đầu lên nhìn tận ngoài trời
Những muốn vịn mây mà lên cao mãi"
Ông mong muốn có được phép thần tiên kì diệu để có tiếp tục đi trên con đường chông gai mặc cho đói khát, mệt mỏi hay buồn ngủ. Hy vọng có thể mau chóng tìm ra cho mình một cái đích rõ ràng.
Cách hiểu cuối cùng rất sâu sắc: đó chính là sự thoát li khỏi thực tại tầm thường. Đến như Nguyễn Công Trứ lỗi lạc là thế mà còn tìm kiếm lối thoát bằng cách cáo quan ở ẩn. Ở đây, Cao Bá Quát giá như bản thân có thể nhắm mắt làm ngơ, mặc cho sự đời biến đổi, và mong muốn vứt bỏ phiền muộn. Nhưng không! Với lí tưởng cao cả, chí khí ngoan cường, Chu Thần không thể thực hiện điều trái với đạo lí của bản thân. Do đó, cái "giận khôn vơi" ở đây, càng chiếu soi, làm tỏ hiện cho ta thấy được một Chu Thần với nhân cách cao cả, quí giá biết bao. Ông không muốn trốn tránh khó khăn nhưng luôn biết đối đầu và khắc phục khó khăn. Thật là nhân cách đáng ngưỡng mộ!
Những câu thơ tiếp theo lại đem đến cho người đọc về cái nhìn của Cao Bá Quát trước cảnh xã hội mưu cầu danh lợi:
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Con đường danh lợi cũng là một thứ đường đời thật gập ghềnh, trắc trở. Công danh được ví như một thứ rượu cám dỗ đời người, khiến con người phải bon chen, phải gạt đi mọi giá trị đạo đức luân lí để thảm hại chạy theo vật chất. Học hành, đỗ đạt rồi vào chốn quan trường để phú quí vinh hoa, con đường lập thân, lập nghiệp ấy sao quá đỗi tầm thường. Lòng nhủ phải làm cái gì đó lớn hơn, cao cả hơn. Nhưng tiếc thay, chẳng mấy kẻ thắng được cái sức lôi cuốn của tiền tài. Họ chẳng khác nào những con thiêu thân, lao đầu vào nơi có anh sang và đông không kể. Qua đây, Cao Bá Quát cho thấy được điểm nhìn tuyệt vời của mình. Đó là cái nhìn bao quát thực tại bình thường, vượt ra cả không gian và vượt lên thời gian. Những suy nghĩ ấy đã đi trước thời cuộc của ông và minh chứng cho trí tuệ uyên bác vượt bậc của danh sĩ họ Cao. Cũng có thể thấy được thái độ khinh miệt, chán ghét của ông với lối quan niệm của các sĩ tử bấy giờ và ông tự hào là kẻ tỉnh hiếm hoi giữ rừng người say ấy. Song đáng buồn thay, ông vẫn đang đi theo con đường này. Trong tâm trí đang tự hỏi mình "tỉnh" hay "say"? Để rồi lại trút tiếng thở dài vô vọng:
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít.
Hãy nghe ta hát khúc "đường cùng",
Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt.
Tiếng thở dài chán ngán, mệt mỏi của Cao Bá Quát khi gặp phải sự bế tắc, lòng luôn thao thức câu hỏi: "tính sao đây?". Khó khăn nối tiếp khó khăn, nhìn bốn bề, đâu đâu cũng chỉ thấy những trắc trở, gian lao muôn trùng. Lúc này, Chu Thần đã bị đẩy vào "đường cùng". Dường như, trong ông đang có sự đấu tranh quyết liệt, ông dậm chân tại chỗ. Cao Bá Quát không muốn đi tiếp vì biết đường gian khổ mà vô đích. Nhưng có một tiếng gọi vang lên từ tấm lòng thương dân sâu sắc, đó là cái nợ nước nhà chưa thể trả, nợ công danh cuộc đời. Vì không còn một con đường nào khác cho bất cứ một ai, kể cả những người có chí lớn vượt ra ngoài sự nghiệp công danh. Bi kịch của Chu Thần không chỉ là của riêng Chu Thần, nhưng còn là bi kịch của thời đại, một thời đại sắp đi đến phút cáo chung.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
Câu hỏi vang lên vô vọng giữa bãi cát mênh mông? Nhưng có vẻ kín đáo trả lời cho mẫu thuẫn nội tâm của Cao Bá Quát. Một lần nữa, ông khẳng định tính chất vô nghĩa của con đường "bãi cát" ấy để làm tiền đề cho cái nhìn của mình: cái nhìn sáng suốt và đầy đạo đức: từ bỏ cái cũ lỗi thời để đến với cái mới . Đến đây, ta chợt nhớ đến triết lí của Lỗ Tấn: "Trên thế gian làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi." Quả thật vậy, câu hỏi tu từ "Anh đứng làm chi trên bãi cát" như là lời thúc giục, là tiếng gọi lên đường, khai phá lối đi mới tiến bộ. Đó cũng là nguyên nhân chính và động cơ thúc đẩy Chu Thần đứng ra lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa Mỹ Lương, chống lại triều đình nhà Nguyễn – việc làm để lại tiếng danh muôn đời và khiến thế hệ sau nể phục khôn nguôi.
"Bài ca ngắn đi trên bãi cát" là bài thơ ngắn mà dài, hiện thực mà đầy tượng trưng, trữ tình mà đầy bi phẫn với ý thơ hàm súc, đa nghĩa. Ẩn chứa trong tác phẩm là những suy nghĩ kín đáo của tác giả, là tâm tình da diết với đất nước, là khí phách hiên ngang của chí làm trai, là trí tuệ thông thái, là cái nhìn vượt thời đại, là ước muốn cải cách xã hội và cũng là nhân cách cao đẹp của nhà nho chân chính Cao Bá Quát.
Nhân cách nhà nho chân chính trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát – Bài làm 2
Bãi cát lại bãi cát dài
Đi 1 bước như lùi 1 bước.
Mặt trời đã lặn chưa dừng được.
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Ẩn dụ về con đường duy nhất để "lên đời" trong xã hội pk thối nát. Ngay từ đầu bài thơ ta đã bắt gặp hình ảnh lộ- đồ- con đường. Đường đi trên cát mang ý nghĩa biểu tượng cho con đường đời, con đường ấy dài vô cùng tận, đầy rẫy những khó khăn, chông gai, mờ mịt ko biết chọn ngả nào, hướng nào. Để đạt đc chân lí của cuộc đời, nta phải vượt qua muôn ngàn khó khăn
Ng` đi đg là nv trữ tình, là ng` kẻ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt, hay đó chính là hiện thân của Cao bá Quát
Không học được tiên ông phép ngủ
Trèo non , lội suối , giận khôn vơi !,
Điển tích ( SGK có ) Đây là lời tự bạch, nỗi cay đắng, những suy nghĩ đầy mâu thuẫn giữa mơ ước khát vọng sống cao đẹp vs hiện thực mờ mịt, giữa tinh thần xông pha trên con đường đi tìm lí tưởng vs nhu cầu hưởng lạc cầu an lúc bấy giờ, Ngưòi đi đg hiểu rằng phải học để đi thi, nhưng khi đỗ đạt làm quan như bao phường danh lợi khác thì học và thi để làm j? Tác giả những mong mình học đc tiên ông cái phép ngủ, cái phép "thụy du" như thái độ Ng Công Trứ
Được mất dương dương ng` thái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong
Ko quan tâm đến ng` đời nói j, nghĩ j, sống thảnh thơi nhàn hạ, vô ưu, thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng.
Xưa nay phường danh lợi
Tất tả trên đường đời .
Ý muốn nói vs ta rằng cuộc đời đầy những bọn danh lợi chen chúc, chúng mưu sinh, hưởng thụ say sưa và ko ai đi cùng m trên con đường mờ mịt trên cát, chỉ có 1 mình đơn độc biết bao!
Đầu gió hơi men thơm quán rượu ,
Người say vô số , tỉnh bao người ?
Chuyện mưu cầu danh lợi cũng như chyện thưởng thức rượu ngon, ít ai tránh đc sự cám dỗ
Cách nói ấy nhằm mục đích làm nổi rõ m` vs đông đảo những ng` chạy theo danh lợi và để khẳng định m` ko thể hòa trộn vs chúng
Cách nói ấy chứng tỏ ng` đi đg đã tỏ thái độ khinh thường vs phường danh lợi. Ông là kẻ cô đơn ko có đồng hành và sự thực ấy làm ng` đi đg rất cay đắng.
Sự đối lập thức / ngủ và tỉnh / say thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng.
Trx hoàn cảnh ấy, ng` đi đường đặt ra câu hỏi day dứt: Đi tiếp hay dừng lại?
Bãi cát dài , bãi cát dài ơi !
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt ,
Đường ghê sợ còn nhiều , đâu ít ?
Và dĩ nhiên ông đã ko dừng lại mà tiếp tục bước đi…
Thế rồi ở phần cuối, bài thơ kết thúc bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc bảy chữ, báo hiệu một cái gì đang thắt lại trong tư tưởng, là cái tuyên ngôn “cùng đường” của nhà thơ. Phép điệp âm ở đây lại được sử dụng tiếp, cài vào nhau, đan chéo nhau, đẩy cảm giác nhức nhối đến cùng tột :
Hãy nghe ta hát khúc " đường cùng " ,
Phía bắc núi Bắc , núi muôn trùng ,
Phái nam núi Nam , sóng dào dạt .
Người đi đg nhận ra rằng m ko chỉ cô độc trên đg đời mà còn đang đi trên con đg cùng, sự bế tắc trên đg đời, nhìn về phía bắc thì thấy núi non muôn trùng, nhìn về phía nam thì núi sau lưng, sông trước mặt, khó khăn và gian nan, nguy hiểm.Và đến đây, cảm hứng về một con người lầm lũi đi không biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm hứng về sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh ghê gớm : người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng nhìn lên phía Bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng muôn đợt cũng đã vây phủ lấy mình. Và nhìn khắp bốn phía, thì nào có còn ai, chỉ còn độc một mình mình đứng trơ trên bãi cát. Đi tiếp hay lùi lại? Tiến thoái lưỡng nan! Ng` đi đg chỉ còn biết đứng chôn chân trên cát
Anh đứng làm chi trên bãi cát ? ( Câu hỏi mở , gần giống với câu : Sống trên đời , kẻ ko học thức cả kẻ có học đều tự biến mình thành ra 1 lũ bò sáng ăn , tối ngủ , chỉ khư khư làm theo lời chủ và cây roi . Như Thế có phải là cách sống đúng nghĩa đối với 1 con người ? )
=> Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.