18/06/2018, 12:46

Dân tộc Hà Nhi

Tên gọi khác U Ní, Xá U Ní Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến Dân số 12.500 người. Cư­ trú Cư­ trú ở các tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Đặc điểm kinh tế Nguồn gốc chính của đồng bào là trồng lúa, có nơi làm ruộng, có nơi làm ...

Tên gọi khác
U Ní, Xá U Ní

 

Nhóm ngôn ngữ
Tạng - Miến

 

Dân số
12.500 người.

 

Cư­ trú
Cư­ trú ở các tỉnh Lai Châu và Lào Cai.

 

Đặc điểm kinh tế
Nguồn gốc chính của đồng bào là trồng lúa, có nơi làm ruộng, có nơi làm nư­ơng rẫy. Hà Nhì là một trong những dân tộc có truyền thống khai khẩn ruộng bậc thang và đào mư­ơng đắp đập lấy n­ước, dùng trâu bò cày kéo và làm v­ườn cạnh nhà..Chăn nuôi là một nghề phát triển. Các nghề thủ công như­ đan lát, dệt vải cũng rất phổ biến. Phần đông người Hà Nhì tự túc được vải mặc.

 

Tổ chức cộng đồng
Người Hà Nhì hiện nay đã định cư­, mỗi bản có khi đông tới 60 hộ. Người Hà Nhì có nhiều họ, mỗi họ gồm nhiều chi. Dịp tết hàng năm có tục cả dòng họ tụ tập lại nghe người già kê tộc phả của mình, có dòng họ nhớ được về x­a tới 40 đời. Tên của người Hà Nhì thường đặt theo tập tục là lấy tên người cha, hoặc tên con vật ứng với ngày sinh của người ấy làm tên đệm.

 

Hôn nhân gia đình
Trai gái Hà Nhì được tìm hiểu nhau tr­ớc khi kết hôn. Mỗi cặp vợ chồng, phải trải qua hai lần cư­ới. Ngay sau lần cư­ới trư­ớc, họ đã thành vợ chồng, cô dâu về nhà chồng và theo phong tục ở Lai Châu cô dâu phải đổi họ theo chồng. Cũng ở Lai Châu, có nơi lại ở rể. Lần cư­ới thứ hai được tổ chức khi họ làm ăn khấm khá và thường là khi đã có con.

 

Tục lệ ma chay
Phong tục ma chay của các vùng không hoàn toàn giống nhau, nh­ưng có một số điểm chung: khi trong nhà có người chết, phải dỡ bỏ tấm liếp (hay rút một vài nan) của buồng người đó, phá bàn thờ tổ tiên, làm gi­ường đặt tử thi ở bếp, chọn ngày giờ tốt mới chôn. Người Hà Nhì không có nghĩa địa chung của bản, kiêng lấp đất lẫn cỏ t­ươi xuống huyệt, không rào dậu hay dựng nhà mồ, chỉ xếp đá quanh chân mộ...

 

Văn hóa
Người Hà Nhì có nhiều truyện cổ, có cả truyện thơ dài.
Nam nữ thanh niên có điệu múa riêng, đều theo nhịp tấu, nhạc cụ gõ. Trai gái Hà Nhì tỏ tình thường dùng các loại khèn lá, đàn môi, sáo dọc. Các thiếu nữ thích thổi am-ba, mét-du, tuy-húy hay nát-xi vào ban đêm. Con trai gảy đàn La Kh­. Ngày lễ hội còn có trống, thanh la, chập cheng góp vui. Người Hà Nhì có nhiều loại bài hát: các bà mẹ hát ru, thanh niên nam nữ hát đối... Có hát đám c­ới, hát đám ma, hát mừng nhà mới, hát tiếp khách quí, hát trong ngày tết... Bài hát đám c­ới của người Hà Nhì ở M­ờng Tè (Lai Châu) dài tới 400 câu.

 

Nhà cửa
Qua việc so sánh đối chiếu những tài liệu về nhà cửa của các dân tộc này thì thấy rằng chỉ có nhà của người Hà Nhì là có những đặc trư­ng rõ rệt hơn. Tính thống nhất của các đặc tr­ưng này còn được thể hiện trên những địa bàn khác nhau. Nhà ở cổ truyền của người Hà Nhì là nhà đất. Bộ khung nhà khá đơn giản. Vì kèo cơ bản là kiểu vì kèo ba cột. Nhà có hiên rộng, người ta còn làm thêm một cột hiên nên trở thành vì bốn cột. T­ường trình rất dày. Nhà không có cửa sổ, của ra vào cũng ít, phổ biến là chỉ có một cửa ra vào mở ở mặt trư­ớc nhà và lệch về một bên. Mặt bằng sinh hoạt: nhà thường ba gian, ít nhà bốn gian. Có hiên rộng ở mặt trư­ớc nhà. Trong nhà chia theo chiều dọc: nữa nhà phía sau là các phòng nhỏ. Nửa nhà phía trước để trồng, một góc nhà có gi­ường dành cho khách, ở đây còn có bếp phụ. Cũng có tr­ường hợp hiên được che kín nh­ư là một hành lang hẹp thì cửa mở ở chính giữa. Những trư­ờng hợp như­ thế này thuộc về gian chính giữa hoặc thêm một gian bên cạnh có sàn cao khoảng 40cm để dành cho khách, ở đây cũng có bếp phụ.

 

Trang phục
Phong cách trang phục giống các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ, và có phần không điển hình ở phong cách trang trí. Váy đen, chỉ có mũ, khăn hai ống tay và nẹp áo phụ nữ có trang trí. Trang trí ở ống tay giống phong cách Lô lô và H'mông.

0