Đảm bảo an toàn hệ thống
Giới thiệu Ổ đĩa cứng là thiết bị lưu trữ phổ biến nhất, dùng trên trạm làm việc và máy phục vụ. Người dùng có thể lưu vào đó đủ loại dữ liệu như tài liệu xử lý văn bản, tập tin bảng tính.v.v….Ổ đĩa được tổ chức ...
Giới thiệu
Ổ đĩa cứng là thiết bị lưu trữ phổ biến nhất, dùng trên trạm làm việc và máy phục vụ. Người dùng có thể lưu vào đó đủ loại dữ liệu như tài liệu xử lý văn bản, tập tin bảng tính.v.v….Ổ đĩa được tổ chức thành hệ tập tin cho phép người dùng truy cập từ hệ thống cục bộ hay hệ thống ở xa.
Hệ tập tin cục bộ: Được cài đặt trên máy tính của người dùng, khi truy cập không cần nối kết từ xa.
Hệ tập tin ở xa: Được truy cập qua một nối kết mạng với tài nguyên ở xa.
Xử lý bộ lưu trữ ngoài
Định dạng đĩa (format)
Việc định dạng đĩa sẽ làm mất hoàn toàn các thư mục và tệp đã có trên đĩa nên phải cân nhắc cẩn thận trước khi thực hiện thao tác này.
- Volume Label: Nhãn cho Volume.
- File System: Kiểu định dạng đĩa. Chọn NTFS sẽ tăng thêm chức năng bảo vệ dữ liệu.
- Allocation unit size: Định kích thước cluster dành cho hệ tập tin. Đây là đơn vị cơ bản dùng để phân phối dung lượng đĩa. Xác lập mặc định phụ thuộc vào kích thước volume và được tự động ấn định trước khi định dạng. Nếu có nhiều tập tin nhỏ, chọn kích thước cluster nhỏ, nhờ đó tập tin nhỏ sẽ chiếm dụng ít không gian đĩa hơn.
- Perform A Quick Format: Yêu cầu Windows 2000 định dạng mà không kiểm tra lỗi.
- Enable File And Folder Compression: Kích hoạt đặc tính nén đĩa trên đĩa định dạng NTFS. Nếu chọn tùy chọn này, tập tin và thư mục trên ổ đĩa sẽ tự động đuợc nén.
Kiểm tra ổ đĩa tìm sectơ hỏng
Nhấp chuột phải vào biểu tượng ổ đĩa và chọn Properties.
Trên trang Tools của cửa sổ hình 175, chọn Check now
Chọn công việc cần kiểm tra trên bảng chọn hình 176 và nhấn nút Start để thực hiện.
(Hình 176)Thực hiện chống phân mảnh
Sau một thời gian sử dụng ổ đĩa bị phân mảnh, nghĩa là vùng đĩa trống và vùng đĩa đã sử dụng nằm đan xen nhau. Công cụ Disk Defragmenter sẽ giúp bạn sắp xếp lại đĩa.
Chọn Start -> Programs->Accessories->System Tools->Disk Defragmenter:
Nhấp chọn ổ đĩa logic hoặc volume cần phân mảnh. Chọn Analyse phân tích mức độ phân mảnh trên phần chia hay volume. Khi phân tích hoàn tất, Disk Defragmenter đề nghị thực hiện một chuỗi hành động dựa ào mức độ phân mảnh. Nếu đĩa bị phân mảnh trầm trọng, chương trình sẽ nhắc nhở gom mảnh đĩa. Nhấp Defragmenter bắt đầu gom mảnh đĩa.
Khi việc sắp xếp hoàn tất, nhấp vào View Report xem nội dung báo cáo tình trạng của tiến trình phân tích hoặc gom mảnh.
Tệp tin BOOT.INI
Thông tin hệ thống được lưu trong tập tin BOOT.INI. Thông thường tập tin này thường trú trên ổ C. Khi cài đặt nhiều hệ điều hành Windows lên máy người quản trị có thể thay đổi nội dung trong tập tin này để có được những thay đổi sau:
Giới thiệu chung
Windows 2000 hỗ trợ tiện ích sao lưu và phục hồi dữ liệu nhằm bảo vệ dữ liệu không bị mất khi gặp các rủi ro do lỗi phần cứng. Các tiện ích gồm:
- Sao lưu các tập tin và thư mục.
- Sao lưu các System state data.
- Lập lịch sao lưu.
- Phục hồi các thư mục và tập tin đã sao lưu cho hệ thống.
Tiện ích sao lưu của Windows 2000 cho phép bạn sao lưu trên các loại thiết bị lưu trữ khác nhau: băng từ (tape drives), removable disk, recordable CD. Bạn có thể tự thực hiện công việc sao lưu hay lập lịch để hệ thống tự động sao lưu. Ngoài ra, tiện ích sao lưu còn có giao diện chỉ dẫn Wizards giúp người sử dụng thực hiện công việc một cách dễ dàng và hiệu quả.
Một số lưu ý về việc sao lưu và phục hồi dữ liệu:
Quyền của người dùng
- Tất cả các người dùng có thể sao lưu đối với các tập tin và thư mục mà người dùng đó có quyền đọc.
- Có thể khôi phục các tập tin và thư mục mà người dùng đó có quyền ghi.
- Thành viên của nhóm phân quyền Administrator, Backup Operations, Server Operations có quyền khôi phục và sao lưu tất cả các tập tin.
Các kiểu sao lưu
Windows 2000 Advanced server cung cấp 05 kiểu sao lưu cơ bản:
- Normal: Sao lưu tất cả các tập tin và thư mục bất chấp thuộc tính archive. Nghĩa là, khi sao lưu thuộc tính archive bị xoá nhưng khi tập tin sao lưu có thay đổi thì thuộc tính archive được đánh dấu.
- Copy: Sao lưu các tập tin và thư mục đã được chọn, bất chấp thuộc tính archive.
- Differential: Sao lưu tất cả các tập tin và thư mục đã được chọn và có thay đổi kể từ đợt sao lưu Normal gần đây nhất. Thuộc tính archive cho biết tập tin cần sao lưu khi tập tin có sự thay đổi.
- Incremential: Sao lưu tất cả các tập tin và thư mục đã được chọn và có sự thay đổi kể từ đợt sao lưu Normal hay Differential gần đây nhất. Thuộc tính archive cho biết tập tin cần sao lưu (khi tập tin có sự thay đổi ). Khi sao lưu thuộc tính archive bị xoá bỏ.
- Daily: Sao lưu dựa theo ngày chỉnh sửa cuối cùng trên tập tin. Nghĩa là, nếu tập tin đã chọn được chỉnh sửa cùng ngày với ngày sao lưu thì tập tin được sao lưu.
Sao lưu dữ liệu
Mục tiêu
Học viên nắm được thao tác sao lưu tập tin và thư mục.
Thực hiện
Để sao lưu cần thực hiện tuần tự các bước sau: Start → Programs Files → Accessories → System Tools → Backup để mở cửa sổ hình 180.
Bấm chọn mục Backup Wizard để thực hiện sao lưu theo chỉ dẫn của các hình 181, 182, 183.
(Hình 181) Giải thích thêm
- Back up everything on my computer: nghĩa là sao lưu tất cả dữ liệu đang có trên máy tính
- Back up selected files, drivers, or network data: nghĩa là sao lưu các dữ liệu được chọn lựa gồm các tệp, các thư mục, các dữ liệu qua mạng.
- Only back up the System State data: nghĩa là chỉ sao lưu dữ liệu về trạng thái hệ thống.
(Hình 182Trong cửa sổ hình 183, bấm nút Finish để việc sao lưu được bắt đầu cho đến khi kết thúc.
(Hình 183)Sao lưu System State Data
System State Data chứa các thông tin lưu trữ trạng thái của hệ điều hành trước khi xảy ra sự cố cho nên việc lưu trữ và khôi phục System State Data là rất quan trong đối với các hệ thống máy tính.
Trong hộp thoại Backup Wizard, trang What to Back Up, chọn Only back up the System State data. Nhấn nút Next để thực hiện.
Phục hồi dữ liệu
Để phục hồi dữ liệu thực hiện tuần tự các bước sau: Start → Programs Files → Accessories → System Tools → Backup để mở cửa sổ hình 185.
(Hình 185)Bấm chọn mục Restore Wizard để thực hiện phục hồi dữ liệu. Trong cửa sổ hình 186, chọn tệp chứa dữ liệu sao lưu và ổ đĩa nơi thực hiện phục hồi dữ liệu, sau đó nhấn nút Start Restore để thực hiện và hoàn tất công việc.
(Hình 186)Tạo đĩa Emergency
Đĩa Emergency giúp bạn khôi phục hệ thống khi máy không khởi động được. Cách thực hiện:
Bước 1: Trong cửa sổ Backup, tab Welcome, chọn Emergency Repair Disk.
Bước 2: Đưa đĩa 3.5 inch, 1.44MB vào ổ mềm khi xuất hiện cửa sổ hình 188.
(Hình 188)Nếu muốn sao lưu cả Registry, chọn Also backup the registry to the repair directory.
Tạo đĩa mềm khởi động
Như các hệ điều hành khác ta cũng cần phải tạo đĩa mềm khởi động cho mỗi máy chạy Windows Advanced Server 2000. Đĩa khởi động giúp hệ điều hành hoạt động làm cơ sở để thực hiện Emercency Repair.
Thực hiện
Đưa CD Windows 2000 vào ổ CD-ROM. Nhấn nút Start → Run và nhập lệnh: x:ootdiskmakeboot a: (x: là tên ổ CD-ROM).
Bước tiếp theo là đưa đĩa mềm vào ổ đĩa và bắt đầu tạo bộ đĩa khởi động gồm 04 đĩa.
Khởi động hệ thống ở Safe Mode
Mục tiêu
Nếu hệ thống không bình thường bạn khởi động hệ thống ở chế độ Safe Mode. Trong Safe Mode chỉ có các tập tin, dịch vụ, trình điều khiển cơ bản, không có dịch vụ mạng trừ khi bạn chọn ở chế độ Safe Mode With Networking. Chúng ta thường dùng Safe Mode để khôi phục các tập tin cần thiết như Active Directory...
Cách thực hiện
Khởi động Safe Mode bằng cách nhấn F8 lúc khởi động.
Chọn các tuỳ chọn Safe Mode bằng cách di chuyển chuột và ENTER . Các tuỳ chọn gồm có :
- Safe Mode: Chỉ có các tập tin, dịch vụ, và trình điều khiển cơ bản, không có dịch vụ mạng.
- Safe Mode With Command Prompt: Tương tự Safe Mode nhưng không có giao diện Windows chỉ thực hiện bằng các dòng lệnh Dos.
- Safe Mode With Networking:Có bao gồm cả trình điều khiển và dịch vụ mạng.
- Enable Boot Logging: Cho phép ghi nhận tất cả các sự kiện khởi động vào hệ thống.
- Enable VGA Mode: Cho phép khởi động hệ thống trong VGA, rất hữu ích nếu màn Hình PVI hiển thị của hệ thống được ấn định không phù hợp với monitor hiện hành.
- Last Known Good Configuration: Khởi động ở chế độ Safe Mode, dựa vào thông tin Registry được Windows 2000 lưu vào lần đónghệ thống cuối cùng.
- Directory Services Recovery Mode: Khởi động hệ thống ở Safe Mode đồng thời cho phép phục hồi dịch vụ thư mục.
- Debugging Mode: Khởi động hệ thống trong chế độ Debug, có ích khi cần xử lí lỗi hệ điều hành.
Dùng đĩa Emergency để sửa lỗi
Nếu không khởi động hệ thống được ở Safe Mode để sửa thì ta dùng đĩa Emergency. Các bước phục hồi bằng đĩa Emergency
+ Chèn đĩa CD Windows 2000 hoặc đĩa khởi động vào ổ đĩa để khởi động hệ thống.
+ Thực hiện theo các bước chỉ thị của trình Setup cho đến khi được yêu cầu nhấn nút R để thực hiện Emergency Repair.
+ Nhấn nút R để tiếp tục quá trình và chèn đĩa Emergency khi được nhắc. Tập tin hỏng trên đĩa sẽ được thay thế bằng các tập tin có trên CD hay trong thư mục %SystemRoot%Repair.
Công cụ Task Manager
Người quản trị hệ thống cần có công cụ đánh giá hiệu năng hoạt động của hệ thống như bộ vi xử lý,bộ nhớ trong, ổ đĩa cứng,... Để xác định dung lượng bộ nhớ cần cho hoạt động của máy phục vụ phải dựa vào chức năng mà máy đảm nhận. Trong trường hợp máy không đủ bộ nhớ, tốc độ xử lý sẽ chậm hơn bởi vì Windows2000 sử dụng đĩa cứng làm bộ nhớ ảo và thực hiện việc hoán đổi dữ liệu giữa đĩa và bộ nhớ RAM. Người quản trị có thể sử dụng tiện ích Windows Task Manager để theo dõi quá trình sử dụng bộ nhớ ảo của hệ điều hành.
Thực hiện
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím <Ctrl+Alt+Del>, làm xuất hiện hộp thoại và bấm chọn nút Task Manager.
Bước 2: Trong cửa sổ Windows Task Manager chọn trang Performance.
Giải thích các chi tiết:
- Các ngăn CPU Usage, CPU Usage History và Totals hiển thị hiệu năng của bộ vi xử lý.
- Các ngăn còn lại liên quan đến việc sử dụng bộ nhớ.
- Commit Charge Limit: Con số này cho thấy kích thước giới hạn trang (paging limit). Mức giới hạn này là kích thước tối đa mà bộ nhớ ảo của máy có thể đạt tới mà không cần thay đổi cấu hình.
- Commit Charge Peak: Thông số cho biết dung lượng bộ nhớ ảo cao nhất được dùng kể từ khi bạn bắt đầu theo dõi việc sử dụng bộ nhớ.
- Kernel Memory Total: Con số này cho biết lượng bộ nhớ đã phân trang (paged) và không phân trang (unpaged) được phần nhân (kernel) của hệ điều hành sử dụng.
- Kernel Memory Paged: Con số cho biết lượng bộ nhớ phân trang được dành riêng cho phần nhân của hệ điều hành.
- Kernel Memory Nonpaged: Con số chỉ ra lượng bộ nhớ không phân trang dành riêng cho phần nhân của hệ điều hành.
Bạn có thể dùng Task Manager để đánh giá mức sử dụng bộ nhớ của hệ điều hành. Nếu bạn thấy lượng bộ nhớ ảo chiếm tỉ lệ quá lớn so với lượng RAM vật lý trong máy, bạn nên tăng thêm lượng RAM cho máy.