Đặc điểm sinh lý và sự thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm của Việt Nam
Nhiệt độ trung bình năm của nước ta ở mọi nơi đều trên 210C và tổng nhiệt độ vượt quá 75000C, đạt và vượt tiêu chuẩn của khu vực nhiệt đới, độ ẩm tưng đối của không khí rất cao (trên 80%). Trên cơ sở một nền nóng ẩm như vậy, con đường thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi ở Việt Nam cũng có những nét đặc ...
Nhiệt độ trung bình năm của nước ta ở mọi nơi đều trên 210C và tổng nhiệt độ vượt quá 75000C, đạt và vượt tiêu chuẩn của khu vực nhiệt đới, độ ẩm tưng đối của không khí rất cao (trên 80%). Trên cơ sở một nền nóng ẩm như vậy, con đường thải nhiệt bằng bay hơi mồ hôi ở Việt Nam cũng có những nét đặc biệt khác người các nước.
Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Y khoa thì: tầm vóc người Việt Nam và chỉ số thể lực người Việt nam thấp hơn người Âu Mỹ. Diện tích da của người Việt Nam từ 16 đến 60 tuổi đều nhỏ hơn diện tích da của người Âu Mỹ và trọng lượng của người Việt Nam cũng nhẹ hơn; xét về tỷ lệ giữa bề mặt cơ thể và trọng lượng thì người Việt Nam cao hơn; lớp mỡ dưới da của người mỏng hơn người Âu Mỹ. Như vậy có thể nói rằng, người Việt Nam có ưu thế toả nhiệt chống nóng dễ dàng hơn người Âu Mỹ và chống nóng ẩm tốt hơn. Nồng độ NaCl trong mồ hôi người Việt Nam thấp hơn người Âu Mỹ, do đó sự toả nhiệt của mồ hôi tốt hơn. Chuyển hoá cơ sở của người Việt Nam tính theo Kcal/24h thấp hơn người Âu Mỹ khoảng 20% tính theo đầu người. Do tầm vóc của người Việt Nam thấp nhỏ hơn nên khi tính theo diện tích da thì chuyển hoá cơ bản không thấp hơn mà cao hơn người phương Tây một chút. Tuy vậy người Việt Nam vẫn thích nghi với điều kiện nóng nực của mùa hè, do càng nóng thì chuyển hoá càng tăng để cơ thể thích nghi với tình trạng đó.
Khẩu phần ăn của người Việt Nam cung cấp năng lượng thấp hơn người Âu Mỹ, nhất là về mặt protein 50-60g, trong khi đó đối với người Âu Mỹ là 80-90g tính theo đầu người/ngày). Protein trong khẩu phần thức ăn đặc biệt là protein động vật cao làm giảm khả năng chịu nóng. Như vậy phải chăng khẩu phần ăn của người Việt Nam ít prtein động vật, chỉ số ADS thấp giúp cơ thể chống nóng ẩm tốt hơn ở người Việt Nam. Đó chính là một hiện tượng thích nghi trong thích nghi chung với môi trường sống nóng ẩm thực tế Việt Nam.
Ngoài ra để thích nghi với tình trạng thiếu dinh dưỡng đó người Việt Nam có hàm lượng men tiêu hoá cao so với người Âu Mỹ, nhờ đó gia tăng mức khai thác protein trong khẩu phần ăn hàng ngày, bù đắp một phần cho sự thiếu hụt. Tuy nhiên tình trạng dẫn đến hậu quả là tình trạng loét dạ dày tá tràng tăng cao (2,7%) và các bệnh tiêu hoá cũng tăng (20%). Trong cơ thể người bao giờ cũng cần có sự cân bằng nitơ. Để đảm bảo cân bằng đó người Việt Nam phải tăng cường thu nhận protein và giảm đào thải đối với khẩu phần thiếu protid. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tốc độ thoái hoá protid trong cơ thể người Việt Nam diễn ra chậm và mức xuất nitơ cùng lưu huỳnh qua đường nước tiểu cũng chậm hơn người Âu Mỹ.
Thích nghi với khí hậu chính là sự cân bằng giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Nhờ việc sử dụng quần áo, nhà cửa, chế độ sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống nên con người dễ dàng thích nghi với khí hậu, nhìn chung ở những người thích nghi với nóng qua nhiều năm, nhiều thế hệ sẽ thấy: chuyển hoá cơ bản giảm; K và Na trong huyết giảm; cholesterol trong máu giảm.
Do đặc điểm sinh lý như vậy, người Việt nam có khả năng thích nghi với nóng ẩm tốt hơn so với người phương Tây. Đây là thích nghi tích cực. Bên cạnh đó người Việt Nam còn có thích nghi tiêu cực do tầm vóc nhỏ, sức lao động kém không bền bỉ dẻo dai và phải sống trong điều kiện khí hậu nóng ẩm khắc nghiệt nên cơ thể luôn luôn uể oải, khó chịu do sự toả nhiệt của mồ hôi quá căng thẳng.