Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trang 86 SGK Ngữ văn 10
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trang 86 SGK Ngữ văn 10 Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp. Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau, vì vậy họ có thể đổi vai (nói - nghe, nghe - nói) cho nên trong giao tiếp có thể sửa đổi. ...
Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trang 86 SGK Ngữ văn 10
Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp. Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau, vì vậy họ có thể đổi vai (nói - nghe, nghe - nói) cho nên trong giao tiếp có thể sửa đổi.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI
1. Ngôn ngữ nói: là ngôn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp. Người nói và người nghe trực tiếp trao đổi với nhau, vì vậy họ có thể đổi vai (nói - nghe, nghe - nói) cho nên trong giao tiếp có thể sửa đổi. Người nói ít có điều kiện gọt giũa, người nghe ít có điều kiện suy ngẫm, phân tích.
2. Những đặc điểm chính của ngôn ngữ nói
a. Rất đa dạng về ngữ điệu (ví dụ) có thể cao, thấp, nhanh, chậm, mạnh, yếu, liên tục hay ngắt quãng. Rõ ràng ngữ điệu là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ bổ sung thông tin.
b. Phối hợp giữa âm thanh và cử chỉ, dáng điệu
c. Từ ngữ sử dụng trong ngôn ngữ nói khá đa dạng.
- Từ địa phương
- Khẩu ngữ
- Tiếng lóng
- Biệt ngữ
d. Câu có khi rưòm rà, trùng lặp về từ ngữ vì không có thời gian gọt giũa, vì đây là giao tiếp tức thời.
3. Phân biệt nói và đọc (thành tiếng) một văn bản
- Giống nhau: cùng phát ra âm thanh.
- Khác: đọc lệ thuộc vào văn bản đến từng dấu ngắt câu. Trong khi đó người nói phải tận dụng ngữ điệu cử chỉ, để diễn cảm.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ VIẾT
1. Ngôn ngữ viết được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác
- Người viết và người đọc phải biết các kí hiệu chữ viết, các quy tăc, các quy tắc chính tả, các quy tắc tổ chức văn bản (ví dụ...).
- Khi viết phải suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa nên người đọc phải đọc đi đọ lại, phân tích nghiềm ngẫm để lĩnh hội
- Ngôn ngữ viết đến với đông đảo bạn đọc trong không gian và thời gian lâu dài (ví dụ...).
- Ngôn ngữ viết không có yếu tố ngữ điệu, cử chỉ nhưng có sự hỗ trợ của hệ thống dấu câu.
2. Từ ngữ phong phú nên khi viết có điều kiện được lựa chọn thay thế
- Tùy thuộc vào phong cách ngôn ngữ mà sử dụng từ ngữ
- Không dùng các từ mang tính khẩu ngữ, địa phương, thổ ngữ.
- Được sử dụng câu dài ngắn khác nhau tùy thuộc ý định.
3. Trong thực tế có hai trường hợp sử dụng ngôn ngữ
- Một là ngôn ngữ nói được lưu bằng chữ viết (đối thoại của các nhân vật trong truyện, ghi lại các cuộc phỏng vấn tọa đàm, ghi lại cuộc nói chuyện...) văn bản viết nhằm thể hiện ngôn ngữ nói trong những biểu hiện sinh động, cụ thể, khai thác ưu thế của nó.
- Hai là ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày bằng lòi nói miệng thuyết trình trước tập thể, hội nghị bằng văn bản, báo cáo...) Lòi nói đã tận dụng được ưu thế của văn bản viết (suy ngẫm, lựa chọn, sắp xếp...), đồng thời vẫn phối hợp các yếu tố hỗ trợ trong ngôn ngữ nói (cử chỉ, nét mặt, ngữ điệu).
- Ngoài hai trưòng hợp này cần tránh sự lẫn lộn giữa hai loại ngôn ngữ. Tức là tránh dùng những yếu tô' đặc thù của ngôn ngữ nói trong ngôn ngữ viết và ngược lại.