Cuộc hành trình CMMI
Tôi đã nhận được nhiều email hỏi về việc dùng cho . Tôi đã viết nhiều bài trên website này, cho nên xin xem lại chúng. Khi mọi người nghĩ về cải tiến qui trình, họ phải cân nhắc ba cấu phần: qui trình, con người và công cụ. Ba cấu phần này đóng vai trò quan trọng trong xác định các kết quả cải ...
Tôi đã nhận được nhiều email hỏi về việc dùng cho . Tôi đã viết nhiều bài trên website này, cho nên xin xem lại chúng. Khi mọi người nghĩ về cải tiến qui trình, họ phải cân nhắc ba cấu phần: qui trình, con người và công cụ. Ba cấu phần này đóng vai trò quan trọng trong xác định các kết quả cải tiến qui trình sẽ thành công thế nào. Công ti cần các qui trình được xác định rõ để phát triển phần mềm. Công ti cần công cụ để hỗ trợ cho qui trình của họ và làm cho các hoạt động phát triển hiệu quả hơn. Tuy nhiên, công ti phải nhận ra rằng chính người của họ làm việc đó bằng cách tuân theo qui trình, và dùng công cụ. Do đó, nếu bạn muốn cải tiến, cách tốt nhất là hội tụ vào nhân viên của bạn vì họ chịu trách nhiệm cho thành công hay thất bại của nỗ lực cải tiến của bạn.
Nhiều người thường hỏi tôi về các mức CMMI và việc đánh giá. Như tôi đã nhắc tới trong các blog trước đây, mức là vô nghĩa nếu nó không đem tới kết quả thực. Đánh giá chỉ là việc kiểm điểm về năng lực của công ti so theo một chuẩn như CMMI. Điều quan trọng cần hiểu rằng cải tiến thực tới cùng với các nhân viên. Phần lớn vấn đề ở CMMI mức thấp thực sự là vì thiếu tri thức và kĩ năng cho nên bạn có thể làm tốt bằng việc chú ý tới các khu vực này. Vấn đề chính trong CMMI mức thấp KHÔNG phải là vấn đề kĩ thuật mà là vấn đề hành vi, thói quen xấu, do thiếu tri thức. Người phát triển bỏ qua thiết kế và vội vàng viết mã là một ví dụ về thói quen xấu. Người quản lí ra lệnh cho tổ bỏ qua kiểm thử là ví dụ khác về hành vi xấu. Người quản lí dự án ước lượng lịch biểu dự án bằng chọn lựa ngày tháng tuỳ tiện dựa trên trực giác riêng của người đó hay dựa trên yêu cầu của khách hàng là ví dụ về thiếu tri thức. Công việc phần mềm KHÔNG phải là công việc công nghệ mà là công việc xã hội vì không ai làm việc một mình. Làm việc tổ là quan trọng thế trong phát triển phần mềm nhưng xung đột cá nhân, ghen tị nội bộ, không chia sẻ thông tin, cung cấp dữ liệu sai tất cả đều là hành vi xấu cần phải thay đổi.
Trong các mức CMMI cao hơn, người phát triển bao giờ cũng làm việc trong tổ, họ có vui đùa và thực hiện hiện hết khả năng của họ vì làm việc tổ là mọi thứ. Đó là lí do tại sao họ ở mức cao hơn. Đó là lí do tại sao những người phát triển này làm việc cùng nhau để vượt qua chướng ngại. Đó là lí do tại sao không có anh hùng cá nhân mà chỉ có “tổ”. Nếu công ti của bạn đã có đánh giá CMMI, bạn có lẽ biết rằng chừng nào công ti của bạn còn chưa được đánh giá ở CMMI mức 4 hay 5, nhiều vấn đề mà bạn đã đương đầu vẫn là vấn đề con người. Bạn phải giải quyết với những vấn đề này vì chúng là nền tảng cho mọi công việc cải tiến. Chẳng hạn, nếu người phát triển của bạn phải hoàn thành dự án dựa trên “lịch biểu không hiện thực” hay làm việc trong môi trường cho phép nhiều xung đột cá nhân thế, nhiều tranh cãi thế, nhiều vấn đề cá nhân thế, bạn có cho rằng họ có thể cải thiện được qui trình và phát triển sản phẩm chất lượng không?
Nếu bạn không thể giúp được cho nhân viên của mình giải quyết các vấn đề này, nếu bạn không thể thuyết phục được họ rằng bạn có thể giúp cho họ giải quyết các vấn đề này, nỗ lực cải tiến của bạn sẽ thất bại. Nếu bạn không chăm nom về cải tiến thực mà chỉ muốn có chứng chỉ thì bạn đang trả quá nhiều tiều cho một mảnh giấy. Nhiều người chủ mơ ước có một chứng chỉ để cho họ có thể trưng ra trong văn phòng và website của họ, nhiều người tin rằng khách hàng sẽ thấy điều đó rồi lập tức muốn làm kinh doanh với họ. Một số nhà tư vấn có lẽ còn khuyên họ cái gì đó tựa như thế. Một số người tin chứng chỉ là tấm vé để có được nhiều kinh doanh. Xin nhớ cho rằng không khách hàng nào sẽ tin bạn, không người nào sẽ cho bạn hợp đồng vì bạn có “chứng chỉ” giấy rằng công ti của bạn là CMMI mức 5. Các công ti toàn cầu chỉ làm kinh doanh và kí hợp đồng sau khi họ kiểm điểm kĩ càng công ti của bạn. Họ sẽ tiến hành đánh giá riêng của họ để xác định liệu bạn có kĩ năng và tri thức chuyên gia miền sánh được với nhu cầu của họ không. Nếu bạn công bố CMMI mức 5 nhưng kiểm điểm của họ thấy rằng công ti của bạn chẳng là gì ngoài CMMI mức 1 nhưng “giả vờ” là CMMI mức 5 thì điều đó có nghĩa là bạn KHÔNG trung thực và không thể tin cậy được. Trong trường hợp đó, bạn có cho rằng họ sẽ kí hợp đồng với bạn không?
Cải tiến qui trình phải bắt đầu bằng viễn kiến, quyết tâm và tri thức. Nó là cuộc hành tranh lâu dài và khó khăn. Sẽ phải mất nhiều năm để đi tới đích. Tuy nhiên người chủ công ti đầu tư vào nhân viên của riêng họ sẽ không đi một mình. Người đó sẽ có toàn thể tổ chia sẻ viễn kiến của người đó, quyết tâm của người đó và sẵn lòng làm việc cần mẫn để đi tới đích. Cùng nhau họ sẽ đi và qua thời gian, họ sẽ đến đích.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Mô hình tăng trưởng năng lực tổ chức
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University