03/06/2017, 22:41

Cuộc gặp gỡ với Thị Nở và sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo trong tác phầm Chí Phèo của Nam Cao

Nam Cao viết về người nông dân bị tha hoá nhưng ông vẫ có cái nhìn nhân đạo khi ông đi sâu vào miêu tả nội tâm, tâm lí của nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện vốn có của người khốn khổ bị xã hội vùi dập cả thể xác và linh hồn. - Nam Cao xây dựng mối tình thị Nở - Chí Phèo ...

Nam Cao viết về người nông dân bị tha hoá nhưng ông vẫ có cái nhìn nhân đạo khi ông đi sâu vào miêu tả nội tâm, tâm lí của nhân vật để phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện vốn có của người khốn khổ bị xã hội vùi dập cả thể xác và linh hồn.

- Nam Cao xây dựng mối tình thị Nở - Chí Phèo không phải để cười cợt, giễu mỉa mà để cảm thông, bênh vực. Vì mối tình ấy đến một cách tự nhiên, không vụ lợi, không toan tính. Thị Nở đã có một cái tình đồng loại rất xúc động, rất đáng trân trọng. Thị dành cho Chí tình yêu thương chân thành, giản dị. Và chí Phèo đã có một niềm hạnh phúc  chân chính, có thật, lần đầu tiên dành cho Chí.
 
* HOÀN CẢNH GẶP GỠ VỚI THỊ NỞ
 
Chí Phèo uống rượu say ở nhà Tự Lãng trở về, thấy người ngợm khó chịu và muốn ra bờ sông cạnh vườn chuối nhà hắn tắm cho mát mẻ, thị Nở thì đi kín nước nhưng lại ngủ quên trong vườn chuối nhà hắn.
 
- Chí Phèo thật ra vô tình gặp thị Nở trong một đêm trăng.Câu chuyện Chí Phèo – thị Nở được Nam Cao vô cùng trân trọng nhưng ông lại viết lên bằng những câu văn nghe qua thấy rất lạnh lùng, có phần nào như là sự mỉa mai nhưng đằng sau đó là sự ấm nồng của tình cảm, tình thương và niềm tin.
 
+ Người đọc chắc cần phải biết đôi chút vầ nhân vật thị Nở.Thị được nhà văn miêu tả xấu “ma chê quỷ hờn”, xấu đến nỗi chỉ hình dung qua sự miêu tả của Nam Cao, ta cũng cảm thấy không dám đến gần. Về ngoại hình thì thị xấu lắm: những cái môi to, dầy lại còn nứt nẻ, mũi và răng cũng đua nhau tranh giành sự xấu xí. Và nhà văn Nam Cao đã rắc vôi bột, rào dây thép gai quanh thị Nở. Người làng Vũ Đại cũng “tránh thị như tránh một con vật gì rất tởm”. Thị lại ngớ ngẩn giống như những người đần trong truyện cổ tích…
 
+ Hoàn cảnh Chí Phèo gặp thị Nở: Thị đi qua vườn nhà Chí và đã ngủ quên trong vườn nhà hắn vào một đêm trăng mát rười rượi. Còn Chí Phèo thì vừa uống rượu ở nhà tự Lãng về, muốn ra sông tắm, vô tình hắn gặp thị ở đó. Thị không chỉ khơi dậy bản năng ở Chí mà đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo, làm cho “con người” trong Chí thức dậy. Sau bao nhiêu năm phải bán mình cho quỷ dữ để tồn tại u mê như con thú hoang, nay gặp thị Nở, nhờ sự chăm sóc ân cần, chu đáo của thị, linh hồn, phần người trong Chí đã trở về.
 
* Tâm trạng Chí sau đêm gặp thị Nở: Chí đã sống lại những cảm xúc đầy nhân tính:
 
+ Cảm nhận âm thanh nơi mình sống: ẩm thấp, âm u, “thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi trời vẫn còn sáng”, nhận thấy sự đối lập giữa không gian trong lều và không gian bên ngoài, sự ẩm thấp, tăm tối và nắng đẹp rực rỡ, tiếng chim vui vẻ.
 
+ Chí cảm nhận âm thanh của cuộc sống xung quanh: tiếng chim hót vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cả, tiếng những người đàn bà đi chợ về trao đổi qua lại với nhau – đó là những âm thanh bình dị của cuộc sống đời thường, đó là nhịp sống của những người lao động chân chính, đó cũng là vẻ đẹp vốn có ngàn đời của cuộc sống. “Những âm thanh đó ngày nào chẳng có nhưng đây là lần đàu tiên vẳng đến đôi tai của Chí” kể từ khi Chí giã biệt quãng đời lương thiện. Bởi Chí sống triền miên trong cõi say có bao giờ hắn tỉnh đâu. Đây là lần đầu tiên hắn tỉnh, lần đầu tiên đôi tai của hắn tỉnh táo để cảm nhận và phân biệt các âm thanh của cuộc sống.
 
+ Chí sống lại ước mơ thời quá khứ, lúc chưa đi ở tù, ước mơ về một gia đình nho nhỏ, một hạnh phúc giản đơn mà ấm áp, chân chính do chính bàn tay mình xây dựng nên, cuộc sống của người lao động chân chính do chính bàn tay mình vun đắp…
 
+ Hắn nhìn thấy rõ tình cảnh hắn, thấy rõ hiện tại, hắn già mà vẫn còn cô độc. Hắn trông rõ tương lai, hắn thấy hắn đói rét, ốm đau và cô độc và điều làm cho Chí sợ hãi nhất là sự cô độc.
 
=> Chí triền miên trong suy nghĩ và xúc động. Chí thấy yêu cuộc sống của con người biết bao.
 
Ngòi bút Nam Cao ở đây thật ấm áp, ông nâng niu từng biểu hiện của sự thức tỉnh ở nhân vật của mình. Ông thật sự rất yêu quý những người lao động chân chính. Vì hoàn cảnh mà họ bị đẩy vào con đường tội lỗi. Nhưng ngay cả khi bị cuộc đời làm biến dạng nhân hình và làm méo mó nhân tính thì Nam Cam vẫn nhìn thấy vẻ đẹp trong sáng luôn tiềm ẩn trong con người họ. Họ chỉ cần găp điều kiện thuận lợi thì phần người sẽ bừng dậy một cách mạnh mẽ.
 
* CẢM XÚC, TÂM TRẠNG CỦA CHÍ PHÈO KHI ĐƯỢC THỊ NỞ CHĂM SÓC – CHO ĂN CHÁO HÀNH
 
- Chí Phèo ngạc nhiên và xúc động. Vì “lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay nào hắn có thấy ai tự nhiên cho hắn cái gì. Hắn vẫn phải doạ nạt hay là giật cướp. Hắn phải làm cho người ta sợ”.
 
Đúng thật là nhận thức của Chí đã trở về, Chí nhận ra được quãng đời của hắn trước đây, hắn muốn có cái gì thì phải doạ nạt hay cướp giật. Hắn thấy “mắt hình như ươn ướt”. Nam Cao quả thật là tinh tế. Ông đã đi vào tận sâu trong nội tâm của nhân vật và thể hiện thế giới ấy bằng những từ ngữ giản dị, gần gũi mà có sức gợi rất cao. Chí Phèo không phải là khóc mà mắt chỉ “hình như ươn ướt” thôi. Chỉ là “hình như” thôi, nhưg người đọc đã thấy được tất cả niềm xúc động đang kìm nén của Chí. Đó đúng là bản tính của con người lương thiện ngày thường bị che lấp đi.
 
Hắn còn thấy ăn năn về những việc mà hắn đã làm với con người, ăn năn về việc hắn trở thành quỷ dữ sống trong làng để mỗi khi người ta phải tránh mặt hắn mỗi lúc hắn đi qua, hắn chắc là đã ăn năn về việc hắn đã làm cho con người trong làng vốn đã phải chịu nhiều nỗi khổ còn khổ hơn. Người làng sợ hắn đến mức mà trước đấy, họ thường đi ra sống gánh nước qua vườn chuối nhà Chí và nơi đó đã có một con đường mòn nhưng từ khi Chí chuyển về đấy sống thì người ta phải tìm một lối đi khác dù xa hơn.
 
- Hắn còn cảm nhận về hương vị cháo hành, nó thơm và ngon lắm. “Hắn cầm bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi, cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ thấy người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao đến tận bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo hành?”. Nam Cao thật là tài tình, ông đã đi vào tận trong sâu thẳm tâm hồn Chí để mà cảm nhận hương vị cháo hành. Ông đã nhập thân vào Chí Phèo để mà sống trong dòng tâm trạng và nỗi niềm hạnh phúc ngập tràn của Chí. Nhà văn cũng đã truyền sang cho người đọc vị ngon, mùi thơm của cháo hành và truyền cho người đọc điều lớn lao hơn: mùi thơm của tình người.
 
+ Hắn tự hỏi rồi tự trả lời: “có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!” Một câu hỏi và một câu cảm thán đều dùng để khẳng định một sự việc. Hắn đã nhận thức ra cuộc đời hắn. Hắn sinh ra đã bị bỏ bên lề cuộc sống, hắn gần như tự lớn lên đấy chứ. Hắn phải tự chăm sóc bản thân, có thể có ai nấu cho mà ăn được chứ. Và “đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay đàn bà”. Vì sao vậy? Cuộc đời này quá tàn nhẫn. Hắn sinh ra là người nhưng không được sống kiếp sống của con người. Hắn không có người thân thích. Ngay cả ước mơ giản dị của thời tuổi trẻ lương thiện hắn cũng chưa thực hiện được thì đã bất ngờ bị vào tù và sự tàn bạo của nhà tù thực dân đã nhào nặn hắn thành con người khác hẳn để đến khi ra tù hắn bị xa hội loài người từ chối.
 
+ Hắn còn nhớ rất rõ về vẻ đẹp trong sáng của con người hắn, hắn là người có lòng trọng mà bị mụ bà ba nhà Bá Kiến làm nhục. Hắn nhớ lại và thấy ghê tởm mụ đàn bà này…
 
=> Hắn xúc động quá bởi hắn đang được sống trong tình thương yêu, tình người, trong niềm hạnh phúc giản dị mà to lớn, có thật lần đầu tiên dành cho Chí.
 
+Hắn có ước mơ được sống chan hoà với cộng đồng người : “Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hoà với mọi người xiết bao….”. Chí Phèo khao khát lương thiện, khao khát hạnh phúc. Hắn thấy thị Nở cười toe toét mà có duyên lắm, Chí muốn thị Nở sang ở chung với hắn. Một câu nói của Chí mà chất chứa, mà ngập tràn tình yêu thương và niềm tin con người ở tác giả Nam Cao: “Hay là mình dọn sang đây ở với tớ một nhà cho vui?”. Thị Nở đã khơi dậy ước mơ thời lương thiện của Chí. Thị Nở đã khơi dậy niềm khao khát hạnh phúc của Chí. Thị đã khiến Chí sống dậy năng lực nhận thức và cảm xúc thực sự của con người.
 
+ Chí hi vọng và tin tưởng thị Nở sẽ mở đường cho hắn, thị sẽ là cầu nối để hắn trở về với cuộc đời lương thiện. Hắn còn muốn thị sang ở chung với mình với một cách ngỏ lời rất "Chí Phèo": "Hay là mình  sang đây ở với tớ một nhà cho vui?". Thị đã sống lại ước mơ của hắn thời lương thiện, hắn thấy hạnh phúc vô cùng, hắn rất hi vọng và tin tưởng ở thị. (Hắn trở về linh hồn người, hắn khiến thị Nở còn thấy "ôi sao mà hắn hiền, ai bảo đó là cái thằng thường ngày vẫn đập đầu rạch mặt ăn vạ". Nam Cao tài tình thật khi ông đặt bút viết: "Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ". Một sự so sánh đầy đau đớn, Chí Phèo làm gì có mẹ, Chí đã bao giờ được làm nũng với mẹ đâu, Chí có bao giờ được âu yếm đâu! Thị Nở đúng là đã đem lại sự sống của con người cho Chí!
 
=> Từ khi đi ở tù về Chí Phèo bao giờ cũng say, say vô tận. Vì thế hắn sống trong vô thức. Đây là lần đầu tiên hắn tỉnh táo để suy nghĩ, để nhận thấy tình trạng bi đát của đời mình. Khi ăn cháo hành, Chí lại là anh canh điền ngày nào, thị Nở còn cảm nhận thấy hắn rất hiền. Đúng thế, cái bản tính tốt đẹp ấy ngày thường bị che lấp đi nay gặp được ánh sáng của tình người, bản tính ấy lại bừng dậy mạnh mẽ.
             
NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ THỨC TỈNH:
 
Là một cây bút hiện thực nghiêm ngặt, Nam Cao đã giải thích nguyện nhân của sự thức tỉnh ở nhân vật Chí Phèo một cách thuyết phục.
 
- Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện, có bản tính tốt đẹp. Cái xã hội tàn ác phi nhân tính trước cách mạng tháng Tám (đại diện là Bá Kiến và nhà tù thực dân) dẫu có ra sức huỷ diệt bản tính ấy nhưng nó vẫn âm thầm sống trong đáy sâu tâm hồn Chí, ngay cả khi con người này đã bị chà đạp cả nhân hình, nhân tính.
 
- Khi gặp thị Nở, có tình người chiếu rọi thì bản tính tốt đẹp có cơ hội hồi sinh và hồi sinh mạnh mẽ. Chí đã sống dậy tất cả những năng lực vốn có cuẩ một con người (năng lực nhận thức, năng lực cảm xúc), Chí đã sôgs đũng với con người thật của mình, Chí muốn được sống lương thiện, Chí ước mong, hi vọng thị Nở sẽ giúp Chí làm hoà với mọi người, được sống kiếp sống của con người.
 
- THÁI ĐỘ, TÌNH CẢM CỦA TÁC GIẢ:
 
Nam Cao đã rất yêu thương trân trọng con người, ông xây dựng mối tình của Chí Phèo và thị Nở để mà cảm thông, chia sẻ. Mối tình này cũng khẳng định vẻ đẹp của tâm hồn con người, vẻ đẹp của tình người. NC, với tình cảm nhân đạo sâu sắc, đã luôn tin tưởng ở vẻ đẹp tiềm ẩn của con người, đó chính là tình người, chỉ cần có tình người dù giản dị, mộc mạc thôi nhưng cũng đủ làm thay đổi cả thế giới. Chí Phèo, đang là con quỷ dữ của làng Vũ Đại, khi có tình người chạm đến, phần lương thiện trong Chí đã được đánh thức, nó đã bừng dậy mạnh mẽ.
 
- Nam Cao đã khéo lựa chọn những chi tiết rất chân thực.
 
- Nam Cao rất am hiểu tâm lí con người, ông chú ý đi sâu vào nội tâm nhân vật của mình để hiểu những suy nghĩ, những trạng thái tâm lí sinh động phong phú của nhân vật. Ông đã miêu tả một cách tinh tế bằng những từ ngữ được lựa chọn cẩn thận và rất chính xác, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.

0