Cuộc đời cơ cực của những người "vợ nước" ở Ấn Độ
Tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt khiến nhiều đàn ông ở miền tây Ấn Độ lấy thêm những bà vợ để có người lấy nước phục vụ nhu cầu của gia đình. Cuộc đời của những người "vợ nước" ở Ấn Độ Nhu cầu nước sinh hoạt là vấn đề lớn tại ngôi làng Denganmal, cách thành phố ...
Tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt khiến nhiều đàn ông ở miền tây Ấn Độ lấy thêm những bà vợ để có người lấy nước phục vụ nhu cầu của gia đình.
Cuộc đời của những người "vợ nước" ở Ấn Độ
Nhu cầu nước sinh hoạt là vấn đề lớn tại ngôi làng Denganmal, cách thành phố Mumbai 140 km. Nguồn cung cấp nước duy nhất cho toàn bộ cư dân là 2 chiếc giếng nằm cách làng nhiều km. Nhằm đối phó với vấn đề này, nhiều đàn ông sống tại Denganmal chọn cách lấy nhiều vợ để có thêm người đi lấy nước phục vụ gia đình.
Ông Sakharam Bhagat, một cư dân của làng, có 3 vợ, trong đó 2 người chuyên nấu nướng và lấy nước cho gia đình. "Tôi cần ai đó để lấy nước cho cả nhà. Tôi kết hôn chỉ vì mục đích đó. Vợ cả của tôi quá bận rộn với con cái trong khi người vợ 2 luôn ốm yếu buộc tôi phải lấy thêm người thứ ba".
Ngôi làng Denganmal được xây dựng trên vùng đất cằn cỗi, với khoảng 100 mái nhà tranh. Những người đàn ông thường phải làm đồng vất vả để nuôi gia đình. Họ không thể đảm trách việc nhà như lấy nước phụ vợ. Tuy đa thê là bất hợp ở Ấn Độ nhưng "vợ nước" rất phổ biến ở làng Denganmal.
Những người chịu làm vợ nước đa số là góa phụ hoặc những người không tìm được một tấm chồng. Trong khi đó, những người đàn ông luôn cần người giúp đỡ vì "sẽ rất khó khăn với một gia đình lớn nếu thiếu nước".
Bản thân những người phụ nữ sống cảnh "vợ nước" cũng cảm thấy vui với cuộc sống chung chồng. "Chúng tôi sống với nhau như chị em trong nhà. Người này sẵn sàng giúp đỡ người khác. Đôi lúc, chúng tôi cũng bất hòa nhưng mọi vấn đề đều được giải quyết nhanh chóng", Tuki, một bà "vợ nước" chia sẻ.
Vợ cả thường là người duy nhất được phép sinh con. Những người "vợ nước" phải dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn và đi lấy nước mỗi ngày.
Họ phải chăm sóc một gia đình lớn dù những đứa trẻ không phải do họ sinh ra.
Thùng kim loại, công cụ lấy nước của những người phụ nữ.
Họ đội chúng lên đầu để di chuyển dễ dàng trên những quãng đường xa.
Những người phụ nữ cùng chung cảnh "vợ nước" giúp đỡ nhau.
Những chiếc giếng lớn là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng. Thông thường, chúng nằm ở rất xa nơi các gia đình sinh sống.
Những vại chứa đầy nước để tiết kiệm lượt đi lại.
Nước được trút vào bình chứa trong các gia đình. Do sức lực có hạn nên lượng nước những người phụ nữ lấy được chỉ đủ cho gia đình sử dụng trong 1 ngày. Công việc của họ sẽ lặp lại vào ngày hôm sau.