28/02/2018, 11:27

Người Mỹ đương đầu với hạn hán như thế nào?

Nhiều nơi ở California đang áp dụng những phương pháp sáng tạ, công nghệ mới với chi phí vừa phải để thu hồi và cắt giảm lượng nước cần sử dụng, cố gắng vượt qua đợt hạn hán kỷ lục năm nay. Học cách người Mỹ đương đầu với hạn hán Trước khi hạn hán xảy ra năm nay, nhân viên Sân ...

Nhiều nơi ở California đang áp dụng những phương pháp sáng tạ, công nghệ mới với chi phí vừa phải để thu hồi và cắt giảm lượng nước cần sử dụng, cố gắng vượt qua đợt hạn hán kỷ lục năm nay.

Học cách người Mỹ đương đầu với hạn hán

Trước khi hạn hán xảy ra năm nay, nhân viên Sân vận động Dodger ở Los Angeles (LA) chưa từng phải tưới những bụi cây mọc xung quanh sân vận động rộng lớn và các bãi đỗ xe.

"Cây cối ở những khu vực này chưa từng phải tưới tắm, kể từ thập niên 80" Chaz Perea, quản lý Cảnh quan Sân vận động nói. "Thế mà giờ đây, vô số cây to đang chết héo. Chúng tôi mất rất nhiều cây."

Để bảo vệ những cây còn lại như keo, bạch đàn, thù du, óc chó, Perea cho thử nghiệm một thiết bị do công ty Skywell phát triển. Thiết bị này có chức năng hút độ ẩm trong không khí rồi ngưng tụ lại thành nước.

Khi độ ẩm cao, chiếc máy tự động làm lạnh hơi nước trong không khí ở nhiệt độ dưới điểm sương. Chiếc máy có thể tạo ra khoảng 380 lít nước trong vài ngày, đủ nước cho nhiều loại cây sống qua hạn hán mà không làm tăng chi phí quản lý sân vận động vì phải mua nước từ nơi khác.

Trên sân cỏ, ban quản lý Dorgers lắp thêm hệ thống tưới có chức năng đo độ ẩm của đất. Ngoài ra, họ cũng cho lắp đặt các bồn cầu không dùng nước hoặc có dòng chảy bé, lấy tấm phủ che lên mặt cỏ, ngăn nước bốc hơi.

Người Mỹ đương đầu với hạn hạn như thế nào?
Sân vận động Dodger. (Ảnh: NG)

Nghĩa trang Forest Lawn đi vào hoạt động năm 1952, nổi tiếng bởi cảnh quan xanh tốt trên đồi Hollywood. Đây cũng là nơi chôn cất những nghệ sỹ Hollywood tên tuổi như Bette Davis, Gene Autry, Lucille Ball, Buster Keaton, Liberace, Brittany Murphy, và những ngôi sao khác.

Trong vòng một vài năm qua, Forest Lawn được tưới bằng 100% nước tái chế. Nghĩa trang rộng gần 1,8 km2, được trang bị hệ thống tưới tự động tính toán thời tiết để điều chỉnh chính xác lượng nước tưới vừa đủ duy trì thảm thực vật. Bên cạnh đó, những cây chịu hạn tốt cũng được ưu tiên trồng nhiều hơn.

Người Mỹ đương đầu với hạn hạn như thế nào?
Nghĩa trang Forest Lawn. (Ảnh: NG)

Công viên Triển lãm là nơi có Vườn Hồng với hơn 15.000 bụi hoa, bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Coliseum 102 tuổi và Trung tâm Khoa học California. Nơi đây thu hút hơn 6 triệu du khách mỗi năm.

Công viên rộng hơn 0,6 km2, ban quản lý cố gắng hạn chế trồng cỏ xanh, thay thế những bãi cỏ héo bằng cây khác có sức chịu hạn tốt hơn.

"Một ý tưởng vẫn còn đang trong hồi thảo luận đó là những bãi cỏ sẽ được thay thế đá granit hoặc đất để tạo ra không gian dành cho các hoạt động picnic, gian hàng phục vụ mục đích giáo dục, hay những đường mòn đồ họa," Ana Lasso, tổng giám đốc của công viên nhận xét.

Số lần tưới nước cũng bị cắt giảm, công viên sử dụng phần mềm thủy lợi đặc biệt có tên Calsense để kiểm soát việc tưới tiêu. Nhờ vậy, trong năm 2014, công viên đã tiết kiệm được hơn 10% lượng nước tiêu dùng so với năm 2013.

Nhiều công nghệ tiết kiệm nước rất đắt, do đó, phải lựa chọn công nghệ thật hiệu quả, Lasso nói thêm.

Người Mỹ đương đầu với hạn hạn như thế nào?
Công viên Triển lãm có hơn 15.000 bụi hồng. (Ảnh: NG)

0