Củ gió và công dụng chữa bệnh của củ gió
Củ gió là loài cây mọc hoang ở vùng núi cao, chỗ ẩm, râm mát, nhất là ở các núi đá vôi ở Lạng Sơn. Thu hoạch rễ quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô 1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CỦ GIÓ Kim quả lãm, kim ngưu đởm, sơn từ cô 2. BỘ PHẬN DÙNG ...
Củ gió là loài cây mọc hoang ở vùng núi cao, chỗ ẩm, râm mát, nhất là ở các núi đá vôi ở Lạng Sơn. Thu hoạch rễ quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu, đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô
1. TÊN GỌI KHÁC CỦA CỦ GIÓ
Kim quả lãm, kim ngưu đởm, sơn từ cô
2. BỘ PHẬN DÙNG CỦA CỦ GIÓ
Rễ. Thu hoạch quanh năm, tốt nhất vào mùa thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.
3. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỦ GIÓ
Rễ chứa columbin.
4. CÔNG DỤNG CỦA CỦ GIÓ
Chữa cổ họng sưng đau, ho mất tiếng, đau bụng, ỉa chảy. Ngày 6- 12 g rễ dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu hoặc tán bột uống. Dùng ngoài giã nát đắp, chữa ung nhọt, viêm tấy.
5. TÊN KHOA HỌC CỦA CỦ GIÓ
Củ gió có tên khoa học là TINOSPORA CAPILLIPES Gagnep thuộc họ MENISPERMACEAE
6. MÔ TẢ CỦA CỦ GIÓ
Dây leo, mềm, thường xanh, sống lâu năm, Cành tròn có lông nhỏ. Rễ dài, cứ từng đoạn lại phình lên thành củ mập, vỏ ngoài màu vàng nâu, ruột màu trắng. Lá hình mác, mọc so le, có cuống dài. Gốc lá hình mũi tên, gân lá hình chân vịt có lông nhỏ. Hoa nhỏ, màu lục vàng mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả hình thuôn. Hạt tròn dẹt.
7. MÙA HOA QUẢ CỦA CỦ GIÓ
Tháng 3- 5.
8. PHÂN BỐ CỦA CỦ GIÓ
Cây mọc hoang ở vùng núi cao, chỗ ẩm, râm mát.
Trên đây là một số thông tin về củ gió, thành phần hóa học cũng như tác dụng của cây củ gió được tổng hợp bởi Viện Dược Liệu Việt Nam. Thông tin này chỉ có tác dụng tham khảo; nếu muốn áp dụng, người đọc nên hỏi ý kiến người có chuyên môn.
(Theo vienduoclieu.org.vn – Viện Dược liệu Việt Nam)