Công tác thẩm định và cấp giấy phép dự án
Việc cấp giấy phép đầu tư được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003. ...
Việc cấp giấy phép đầu tư được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 27/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2003.
Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư tuỳ thuộc vào các dự án thuộc nhóm A, B hay C. Theo đó:
Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án nhóm A gồm
- Các dự án không phân biệt quy mô vốn đầu tư thuộc các lĩnh vực
- Xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu đô thị; dự án BOT, BTO, BT;
- Xây dựng và kinh doanh cảng biển, sân bay; kinh doanh vận tải đường biển, hàng không;
- Hoạt động dầu khí;
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông
- Văn hoá; xuất bản, báo chí; truyền thanh, truyền hình; cơ sở khám, chữa bệnh; giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học; sản xuất thuốc chữa bệnh cho người;
- Bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định;
- Thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm;
- Xây dựng nhà ở để bán;
- Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
- Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộc các ngành điện, khai khoáng, luyện kim, xi măng, cơ khí chế tạo, hoá chất, khách sạn, căn hộ Văn phòng cho thuê, khu vui chơi - giải trí - du lịch;
Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và các loại đất khác từ 50 ha trở lên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định dự án nhóm B
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với những dự án quy định nhúm C
Về phân cấp cấp Giấy phép đầu tư
Dự án đầu tư phân cấp cấp Giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt;
- Không thuộc dự án nhóm A có quy mô vốn đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- . Không phân cấp việc cấp Giấy phép đầu tư cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sau đây (không phân biệt quy mô vốn đầu tư):
- Xây dựng đường quốc lộ, đường sắt;
- Sản xuất xi măng, luyện kim, điện, đường ăn, rượu, bia, thuốc lá; sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy;
- Du lịch lữ hành.
Về nội dung và quy trình thẩm định dự án đầu tư được quy định trong nghị định 24 như sau
- Nội dung thẩm định dự án đầu tư gồm:
- Tư cách pháp lý, năng lực tài chính của Nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam;
- Mức độ phù hợp của dự án với quy hoạch;
- Lợi ích kinh tế - xã hội (khả năng tạo năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và sản phẩm mới; mở rộng thị trường; khả năng tạo việc làm cho người lao động; lợi ích kinh tế của dự án và các khoản nộp cho ngân sách,...);
- Trình độ kỹ thuật và công nghệ áp dụng, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái;
- Tính hợp lý của việc sử dụng đất, định giá tài sản góp vốn của Bên Việt Nam (nếu có).
- Quy trình thẩm định dự án do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư
- Đối với dự án nhóm A, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có liên quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp có ý kiến khác nhau về những vấn đề quan trọng của dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp tư vấn với đại diện có thẩm quyền của các cơ quan có liên quan để xem xét dự án trước khi trình Thủ tướng Chính phủ. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có thể yêu cầu Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư nghiên cứu và tư vấn để Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định;
- Đối với dự án nhóm B thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến của các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có liên quan trước khi xem xét, quyết định.
- Thời hạn thẩm định dự án:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ tới các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh liên quan lấy ý kiến.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành và Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án.
- Đối với dự án nhóm A, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình ý kiến thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được Tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đối với dự án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo quyết định về việc cấp Giấy phép đầu tư đối với dự án;
- Đối với dự án nhóm B, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ , Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư.
Thời hạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.
Mọi yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ .
Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng sao gửi cho các cơ quan có liên quan.
Việc cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất và Khu công nghệ cao thực hiện theo cơ chế uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Quy trình thẩm định đối với các dự án do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư
Thời hạn thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư:
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án tới Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các Bộ, ngành liên quan lấy ý kiến đối với dự án.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Bộ, ngành có ý kiến bằng văn bản gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh về nội dung dự án thuộc phạm vi quản lý của mình; quá thời hạn trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như chấp thuận dự án.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh hoàn thành việc thẩm định dự án và cấp Giấy phép đầu tư.
Thời hạn trên đây không kể thời gian Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư.
Mọi yêu cầu của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh đối với Nhà đầu tư về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự án được thực hiện bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ .
Sau khi hết thời hạn quy định nêu trên mà không cấp Giấy phép đầu tư, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư nêu rõ lý do, đồng thời sao gửi cho các cơ quan có liên quan.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh gửi bản gốc Giấy phép đầu tư, Giấy phép điều chỉnh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và bản sao đến Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan
Như vậy việc cấp giấy phép đầu tư được phân cấp quản lý theo từng lĩnh vực đầu tư và số vốn đầu tư. Các DNLD sẽ được cấp phép đầu tư sau khi đơn và hồ sơ dự án được các cấp có thẩm quyền thẩm định và tiến hành cấp giấy phép đầu tư.
Cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể điều chỉnh nội dung trong giấy phép đầu tư đối với các dự án đã được cấp giấy phép nhwng trong quá trình triển khai cần có những điều chỉnh về mục tiêu dự án, thay đổi đối tác, tăng vốn, thay đổi mức ưu đãi.... Để giúp các doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, cơ quan quản lý nhà nước xem xét, cấp giấy phép chia tách, hoặc hợp nhất các doanh nghiệp khi có đề nghị từ các doanh nghiệp, thậm chí dưa ra các quyết định về việc chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy phép đầu tư đối với các trường hợp giải thể trước thời hạn.
- Quy định về tỷ lệ góp vốn của các bên tham gia liên doanh .
Đối với liên doanh nói chung, tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam càng cao càng tốt, nhất là đối với các dự án quan trọng, tỷ suất lợi nhuận cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Nhà nước khuyến khích các đối tác Việt Nam cùng góp vốn chung để có được cổ phần hoặc vốn góp lớn hơn trong các liên doanh, đưa ra các chính sách cụ thể trong việc huy động vốn trong nước cho những lĩnh vực thu lợi nhuận nhanh và lôi kéo các ngân hàng của Việt nam vào cuộc. Cụ thể như sau:
- Vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận.
- Tỷ lệ góp vốn của Bên hoặc các Bên liên doanh nước ngoài do các Bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép Bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn pháp định.
Trường hợp thành lập Doanh nghiệp liên doanh mới, tỷ lệ góp vốn pháp định của các Nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm điều kiện nêu trên.
- Đối với những dự án quan trọng theo quy định của Chính phủ, khi ký kết Hợp đồng liên doanh, các Bên liên doanh thoả thuận việc tăng tỷ lệ góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của Doanh nghiệp liên doanh.
Bên cạnh đó, nhà nước còn có biện pháp tính toán, kiểm soát chặt chẽ về giá cả, máy móc thiết bị, công nghệ của phía nước ngoài để tránh tình trạng nước ngoài nâng giá quá cao gây thiệt hại không chỉ bên Việt nam mà cho cả lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Kiểm soát, giám sát việc nhập thiết bị, chuyển giao công nghệ
Nhà nước quản lý quá trình chuyển giao công nghệ, nhập máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp có vốn dầu tư trực tiếp nước ngoài để tránh trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu những công nghệ đã lạc hậu. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ phải mang tính loại trừ, tức là phải hi sinh một mục tiêu khác. Muốn tạo được nhiều việc làm thì phải hi sinh mục tiêu công nghệ và ngược lại, muốn só có công nghệ cao thi phải hi sinh mục tiêu tạo việc làm.
Trên giác độ quản lý nhà nước nhất thiết phải quy định cụ thể những lĩnh vực nào phải nhập thiết bị và công nghệ mới, những lĩnh vực nào cho phép nhập những công nghệ đã qua sử dụng... để tránh nhập khẩu tràn lan.
Tuy nhiên, thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Thiết bị, máy móc, vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, phù hợp với yêu cầu sản xuất, yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn lao động nêu trong giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật và các quy định về nhập khẩu thiết bị, máy móc.
- Trừ thiết bị, máy móc đã qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc nhập khẩu thiết bị, máy móc đã qua sử dụng và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Lao động, tiền lương trong doanh nghiệp liên doanh
Nhà nước ban hành các quy định về chức năng cung ứng lao động đối với các đơn vị cung ứng lao động và chủ những đơn vị nào có đủ điều kiện và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ hành nghề thì mới được hoạt động cung ứng lao động cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Xét về mặt phát triển dài hạn, nhà nước ban hành quy chế đảm bảo cho thị trường lao động Việt Nam tồn tại và phát triển một cách đầy đủ đúng luật. Nhà nước quy định bắt buộc với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chấp hành nghiêm chỉnh những chính sách, chế độ về tuyển dụng lao động như: Thời gian thử việc, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và các quyền lợi chính đáng khác của người lao động...
DNLD tuyển dụng lao động Việt Nam thông qua các tổ chức cung ứng lao động Việt Nam. Sau thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu cung ứng lao động của DNLD mà tổ chức cung ứng lao động Việt Nam không đáp ứng được thì DNLD được trực tiếp tuyển dụng lao động Việt Nam. Khi có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, DNLD làm thủ tục tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý Khu công nghiệp để được xem xét cấp Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam làm việc trong DNLD được quy định và trả bằng tiền đồng Việt Nam. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố mức lương tối thiểu theo từng thời kỳ.
Mức lương tối thiểu và lương của lao động Việt Nam có thể được điều chỉnh khi chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 10% trở lên so với lần điều chỉnh gần nhất.
Việc tiếp nhận, thẩm định và cấp phép cho các dự án được tiếp tục thực hiện theo quyết định phân cấp của Thủ tướng Chính phủ và quyết định ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho các Ban Quản lý KCN-KCX. Công tác thẩm định cấp phép đầu tư được tiến hành chặt chẽ. Tuy nhiên thủ tục thẩm định vẫn cũn phức tạp, thời gian thẩm định một số dự án kéo dài do các văn bản pháp quy và quy hoạch phát triển ngành chưa rừ ràng, phần khỏc đối với không ít dự án thiếu ý kiến thống nhất giữa các Bộ, ngành.