03/06/2018, 18:59

Công dụng của cây lưỡi hổ trong chữa bệnh và phong thủy

Cây lưỡi hổ hay còn có tên gọi khác là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. Đây là loại cây cảnh được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí nhà ở, bởi chúng không chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức mà còn tác động rất tốt tới sức khỏe của con người. Cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng của cây lưỡi hổ trong bài ...

Cây lưỡi hổ hay còn có tên gọi khác là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt. Đây là loại cây cảnh được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí nhà ở, bởi chúng không chỉ có ý nghĩa về mặt hình thức mà còn tác động rất tốt tới sức khỏe của con người. Cùng tìm hiểu rõ hơn về công dụng của cây lưỡi hổ trong bài viết dưới đây các bạn nhé.

Giới thiệu về cây lưỡi hổ

Tên khoa học là Sansevieria trifasciata, là một loài của chi Sansevieria. Cây lưỡi hổ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania. Cây Lưỡi Hổ có nhiều loại: Lưỡi Hổ vàng, Lưỡi Hổ  đỏ, Lưỡi Hổ vằn.

Cây Lưỡi Hổ  phát triển như loài cây lâu năm, không có thân, cây mọng nước dày từ 1,3-2,5 cm, lá mọc từ rễ đứng thẳng hướng lên trời. Các phiến lá đơn giản, phẳng, dài từ 30-160 cm và rộng từ 2,5-8 cm. Lá thon nhỏ ở hai đầu, có màu xanh, viền vàng, sọc ngang màu trắng. Bề mặt lá trơn tru, không có gân lá. Lưỡi hổ có hoa nhỏ, mọc thành chum màu trắng ngà.

công dụng của cây lưỡi hổ

cây lưỡi hổ

Công dụng của cây lưỡi hổ

Công dụng của cây lưỡi hổ trong trị bệnh

Chữa bệnh về da

Chúng giúp làm dịu, lành các vết thương như vết bỏng, vết cháy nắng.

Gel của cây được dùng làm bảo vệ da, chế tạo ra mỹ phẩm, kem dưỡng da, kem chống nắng…

Sử dụng kem làm từ loại cây này sẽ giúp da bạn sáng đẹp hơn tươi tắn và điều hòa được độ acid của da, giúp săn da, lỗ chân lông được thu nhỏ, giúp mịn da, ngừa mụn…

Chúng được sử dụng làm nước rửa chén, nước rửa tay, sữa tắm giúp bảo vệ da được an toàn, chống lại các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua da. Ngoài ra chúng còn tạo hương thơm dễ chịu, giúp da mềm mại, thơm tho hơn.

Bạn có thể dùng gel của lưỡi hổ để cạo râu vì chúng có chất chống viêm, dưỡng da, tránh đau rát khi cạo râu.

Chữa bệnh răng miệng

Cây lưỡi hổ được sử dụng để tạo ra dung dịch súc miệng vì đặc tính của thảo dược này có tính kháng khuẩn cao, tăng cường sức khỏe răng miệng, giảm bớt sâu răng và hôi miệng.

Cây lưỡi hổ chữa bệnh liên quan tới tiêu hóa

Những chất trong cây lưỡi hổ như aloin, aloe-emodin và barbaloin, sẽ giúp dạ day được co bóp đều, kích thích tiêu hóa tốt.

Bạn có thể dùng chúng làm nước ép để uống sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầu hơn khó tiêu, ợ hơi. Giúp nhuận tràng, lợi gan, giảm nóng trong người.

công dụng của cây lưỡi hổ

công dụng của cây lưỡi hổ

Trị bệnh hen suyễn

Đối với những người bị hen suyễn, hãy dụng ít gel của loại cây lưỡi hổ này vào nước nóng sau đó hít lấy hơi nước đang bốc lên. Chúng tạo ra các hợp chất chống viêm làm ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài, và giúp hô hấp được dễ dàng hơn.

Chữa khản tiếng,ho, viêm họng.

Ngày dùng 6-12g lá nhai với muối ngậm nuốt nước dần dần

Viêm tai mưng mủ

dùng lá lưỡi hổ hơ lửa hơi héo rồi giã nát nhỏ vào tai

Công dụng của cây lưỡi hổ trong phong thủy

Theo quan niệm của nhiều nền văn hóa phương Tây và phương Đông, cây lưỡi hổ trong phong thủy có tác dụng trong việc trừ tà, chống lại sự bỏ bùa, đẩy lùi những điềm xấu, đem lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Theo công bố của NASA cây lưỡi hổ là loài cây hấp thụ mạnh mẽ các chất  gây ô nhiễm đặc biệt là các chất gây ung thư như formaldehyde 0,938 grams/h và nitrogen oxide, thanh lọc không khí, cải thiện không gian sống. Một phòng rộng 150m2 chỉ cần 8 lá của 2 cây lưỡi hổ là đủ sức giữ cho căn phòng trong lành, hết ô nhiễm.

Ở một số nước phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc lưỡi hổ có tên là Tiger Tail Orchid – tượng trưng sức mạnh của loài hổ dữ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ lưỡi hổ được gọi là Espada-de-são Jorge tượng trưng cho lưỡi dao bảo vệ gia đình khỏi những điều xấu tạo cảm giác an lành, thoải mái.

Lưỡi hổ còn là món quà ý nghĩa với mong muốn cầu chúc may mắn đến vưới bạn bè, người thân. Chúc thành công với đối tác. Mừng năm mới tài lộc dồi dào. Mừng tân gia an cư lạc nghiệp.

Cây lưỡi hổ thích hợp làm cây để bàn và cây trang trí trong nhà. Đặc biệt lưỡi hổ được ưa chuộng trồng sen vào các tiểu cảnh sân vườn hoặc các bản thiết kế sân vườn mang tính phong thủy cao.

Cây lưỡi hổ được dùng trang trí để tạo cho  không gian trong lành, tươi mát, hài hòa với thiên nhiên.Cây Lưỡi hổ trồng ở nhà máy, bệnh viện, văn phòng, nhà ở… Màu sắc của lưỡi hổ tạo ra cảm giác thoải mái và an lành. Cây được trồng trong chậu kiểng hoặc trồng ở trong vườn nhà.

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là một trong số loài cây khỏe mạnh có sức sống bền bỉ nhất. Cây lưỡi hổ là một trong số ít cây chịu nóng, chịu khô hạn tốt, cũng như có thể sống trong điều kiện thiếu ánh sáng trong thời gian dài.

Cây có thể chịu nắng trực tiếp hoặc cả bóng râm. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng nhất từ 18 tới 30 độ C, độ ẩm không quá cao. Cây chịu hạn tốt nên bạn không phải tưới nước thường xuyên.

Mong rằng bài viết chia sẻ kiến thức về công dụng của cây lưỡi hổ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm

Tổng hợp công dụng của cây bưởi là gì – cách chữa bệnh từ cây bưởi

Những điều bạn có thể chưa biết về công dụng của cây atiso đỏ

0