28/05/2017, 20:48

Bài học về tấm gương hiếu học

Đề bài: Bài học nào cho anh(chị) về tấm gương hiếu học Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh. Không ít gương sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người ...

Đề bài: Bài học nào cho anh(chị) về tấm gương hiếu học Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh. Không ít gương sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người được ca ngợi trên báo chí, được cả nước biết đến, nhưng cũng có những người âm thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của ...

Đề bài: Bài học nào cho anh(chị) về tấm gương hiếu học

Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh. Không ít gương sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người được ca ngợi trên báo chí, được cả nước biết đến, nhưng cũng có những người âm thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình.

Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân đó là thầy Nguyễn Ngọc Ký, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh để trở thành một “Nhà giáo ưu tú”.

Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Thấy con ham học, năm Ký lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương Ký lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, Ký tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Ký nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Ký loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Ký đã kiên trì tập viết bằng chân… Kết quả, Nguyễn Ngọc Ký không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu… Vượt qua tất cả rào cản, giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhá giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục…

Tấm gương thứ hai là chị Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai thi đậu ba trường Đại học”, chắc nhiều người còn nhớ cách nay vài năm, báo chí đã viết nhiều về chị. Chị Gấm là con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị bán khoai luộc, bắp luộc… mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó chỉ dùng cho một gia đình năm sáu miệng ăn. Không có nhà riêng, ba mẹ chị phải ở nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Dưới chị còn có mấy đứa em nhỏ.

Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan. Nửa ngày đi học, nửa ngày bán vé số. Có những bữa gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết, chị vẫn lầm lũi ghé vào từng quán, năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẩy trong làn áo ướt. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh xao, măt lại bị cận thị nặng, không ai ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường.

Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai của mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về nhà ngay, bưng rổ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhò. Khách mua khoai phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa.

Có điều lạ là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất lầ các môn tự nhiên. Cái tin "cô bé bán khoai thi đậu ba trường Đại học liền” không chỉ làm chấn động xóm nghèo mà còn chấn động khắp thành phố và cả nươc, Rất nhiều người đã xúc động, khâm phục trước tấm gương vượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Đại học Y Dược để thoả mân ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ chị đã tốt nghiệp và là bác sỹ chuyên ngành Lão khoa.

Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều gương sáng hiếu học của cả nước. Hiện nay, không ít bạn con nhà giàu sang, khá giả, đầy đủ mọi điều kiện nhưng lại không chịu nghiêm túc học hành, thường tụ tập rù rê nhau ăn chơi, quay phá gia đình, xã hội. Nhìn vão những gương sáng như thầy Kỷ, chị Gấm hoặc một số bạn là nạn nhân của chất độc màu da cam mà vẫn kiên trì phấn đấu để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận, họ sẽ nghĩ gì? Riêng em, em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Em học được từ những gương sáng ấy rất nhiều điều bổ ích và điều thấm thía nhất là: Kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công trên đường đời. 

Thu Huyền

Từ khóa tìm kiếm

  • tấm gương sáng trong học tập nguyễn ngọc ký
  • tấm gương vượt khó trong học tập nguyễn ngọc ký
  • kể 1 tấm gương kiên trì vượt khó nguyễn ngọc ký t
  • những tấm gương hiếu học
  • viết một đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học
  • tấm gương hiếu học nguyễn ngọc ký
  • tả thầy nguyễn ngọc ký
  • viet mot doan van tu 7 den 10 cau ke ve mot tam guong hieu hoc
  • Viết một đoạn văn ngắn kể về tấm gương hiếu học
  • viết đoan văn ngắn kể về tâm gưo
0