06/05/2018, 16:52

Con người - Môi trường

A. Lý thuyết I. Tác động của con người với môi trường. - Con người trải qua các thời kì lịch sử khác nhau đã tác động đến môi trường sống. - Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu đến môi trường. Tác động lớn nhất là các hoạt động: đốt rừng để săn bắn, ...

A. Lý thuyết

   I. Tác động của con người với môi trường.

   - Con người trải qua các thời kì lịch sử khác nhau đã tác động đến môi trường sống.

   - Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu đến môi trường. Tác động lớn nhất là các hoạt động: đốt rừng để săn bắn, canh tác đất nông nghiệp, khai thác khoáng sản, …

   - Các hoạt động của con người gây phá huỷ thảm thực vật, từ đó gây xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lũ lụt, …

   II. Ô nhiễm môi trường

   1. Định nghĩa

   - Ô nhiễm môi trườn là hiện tượng môi trường bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.

   - Ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun trào, lũ lụt, thiên tai, …

   2. Các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu

   - Ô nhiễm do các chất khí CO, SO2, CO2, NO2, … và bụi thải ra từ các hoạt động đốt cháy nhiên liệu dùng trong công nghiệp và sinh hoạt.

   - Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc háo học

   - Ô nhiễm chất phóng xạ từ chất thải từ các công trường khái thác chất phóng xạ, các nhà máy điện nguyên tử và các vụ thử vũ khí hạt nhân.

   - Ô nhiễm các chất thải rắn được thải ra từ quá trình sản xuất và sinh hoạt.

   - Ô nhiễm do các sinh vật gây bệnh.

   3. Hạn chế ô nhiễm môi trường

   - Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường khác nhau.

   - Mỗi người cần có ý thức trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan sinh thái.

   III. Sử dụng hợp lí tài nguyên

   1. Các dạng tài nguyên

   - Có 3 dạng tài nguyên chủ yếu là: tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.

   - Tài nguyên tái sinh: dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí thì sẽ có điều kiện để phát triển phục hồi lại.

   - Tài nguyên không tái sinh: dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.

   - Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: năng lương mặt trời, gió, sóng, …

   2. Sử dụng hợp lí tài nguyên

   - Tài nguyên thiên nhiên không phải vô tận, con người cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí.

   - Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất sẽ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác.

   3. Bảo vệ các hệ sinh thái

   - Trên Trái đất có nhiều hệ sinh thái đa dạng, trong đó quan trọng nhất, cần phải bảo vệ là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái nông nghiệp.

   - Mỗi quốc gia cần có kế hoạch khai thác và bảo vệ các hệ sinh thái đã có, góp phân bảo vệ môi trường Trấi đất.

   4. Luật Bảo vệ môi trường

   - Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm ngăn chăn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra.

   - Theo Luật Bảo vệ môi trường, tất cả mọi tổ chức, cá nhân đều có trách nhiệm giữ môi trường trong lành, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn và khắc phục hậu quả xấu xảy ra, khai thác hợp lí tài nguyên; …

Bài tập và câu hỏi trắc nghiệm

Tham khảo thêm các bài chuyên đề sinh lớp 9

0