Có ý kiến cho rằng Số đỏ của Vũ Trọng Phụng như một tấn trò đời của xã hội Việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến thối nát. Hãy phân tích chương XV Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ) để làm sáng tỏ nhận định trên
Có ý kiến cho rằng Số đỏ của Vũ Trọng Phụng như một tấn trò đời của xã hội Việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến thối nát. Hãy phân tích chương XV Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ) để làm sáng tỏ nhận định trên Thông điệp từ từng trang “Số đỏ" ngày trước nhắc nhở mỗi chúng ta hôm nay ...
Có ý kiến cho rằng Số đỏ của Vũ Trọng Phụng như một tấn trò đời của xã hội Việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến thối nát. Hãy phân tích chương XV Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ) để làm sáng tỏ nhận định trên
Thông điệp từ từng trang “Số đỏ" ngày trước nhắc nhở mỗi chúng ta hôm nay một ý thức trách nhiệm với đất nước. Để tình trạng “Số đỏ” sẽ mãi chỉ là “phút lỡ nhịp ngang cung” trong toàn bộ trang sử hào hùng của một dân tộc tự cường và giàu lòng tự trọng.
Đất nước hôm nay tươi đẹp, phát triển thay đổi từng giờ, song ta vẫn không thể quên một thời kì đen tối nhất trong lịch sử nước nhà. Thời kì dân tộc ta chìm trong bóng tối chế độ thực dân nửa phong kiến, vô số kẻ khoác lên nhữ “tấm áo” giả dối, lố lăng, đồi bại cùng nhau tạo nên một bức tranh ghép của xã hội thối nát. Với ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị chạy theo lối sông nhố nhăng, bịp bợm đương thời qua “Số đỏ". Có ý kiến cho rằng “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một “tấn trò đời” của xã hội Việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến. Quả vậy, xã hội được phản ánh và quy mô và thi pháp trong “Số đỏ” tuy chưa thể ngang tầm với “Tấn trò đời” (Balzac) nhưng mức độ phản ánh hiện thực và ảnh hưởng sâu rộng của tác phẩm với cộng đồng cũng không hề thua kém.
Honoré de Balzac - được xưng tụng như một “bậc thầy của chữ nghĩa hiện thực” Engles) đã để lại một công trình văn học đồ sộ: bộ “Tấn trò đời” với 97 tiểu thuyết được sáng tác từ 1829 đến 1850. Tuy chưa được hoàn thành, “Tấn trò đời” vẫn là một bức tranh hiện thực rộng lớn, mô tả những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội tư sản Pháp nửa đầu thế kỉ 19. Balzac gọi những cuốn tiểu thuyết của ông là những “bi hài kịch”. Và đây cũng chính là điểm chung khiến ta liên hệ “Số đỏ” của văn xuôi Việt Nam với “Tấn trò đời” của nền văn học cổ điển Pháp.
“Số đỏ” (1936) là tác phẩm tiêu biểu nhất của Vũ Trọng Phụng và vào loại xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Dùng tiếng cười làm vũ khí, “Số đỏ” đã vạch trần thực chất thối nát của các phong trào “Âu hóa”, “thể thao” được bọn thống trị khuyến khích, phát triển rầm rộ cuối những năm 30. Với một loạt những chân dung biếm họa phong phú, “Số đỏ" giúp ta hình dung cái xã hội thành thị nhố nhăng, đồi bại thời trước. “Hạnh phúc của một tang gia” - một chương tiêu biểu trong “Số đỏ” thông qua cái chết và đám tang của cụ cố tổ, tác giả đã dựng lên một màn hài kịch, nêu bật nhiều mâu thuẫn hài hước dù các cung bậc. Xuyên suốt chương truyện là một bút pháp trào phúng độc đáo trong việc thể hiện niềm vui sướng hả hê của những thành viên trong đại gia đình cụ cố Hồng trước cái chết cụ cố tổ và những kẻ đưa đám ma như trẩy hội.
Trong “Lão Hạc”, Nam Cao viết: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương”. Nếu Nam Cao đến với số phận con người bằng một tấm lòng nhân đạo, nâng đỡ con người khiến chính người đọc cũng ngậm ngùi bên từng trang viết, thì Vũ Trọng Phụng lột trần cái “hạnh phúc" đáng khinh bỉ”, lũ con cháu bất hiếu, lố lăng đã khô héo cả những tình cảm máu mủ thiêng liêng nhất.
“Hạnh phúc của một tang gia", nhan đề này thực sự mới lạ, giật gân khiến người đọc phải chú ý. Tuy nhiên, đây không phải là một sự giật gân dễ dãi, vô lý mà đã phản ánh đúng cái sự thật mỉa mai: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng, thậm chí “hạnh phúc” khi cụ tổ chết một cái chết được mong đợi từ lâu. Chúng phấn khởi, những niềm phấn khởi muôn màu, muôn vẻ. Ta không khỏi cười thầm khi “cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm..”, nhưng đó nào có là niềm vui sướng thầm kín, “người ta tưng bừng, vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma...”. Đấy chỉ mới là niềm vui chung mà thôi. Vũ Trọng Phụng đã cố tìm mà hiểu cái đại gia đình này qua từng con người. Ta thương hại cho thói hiếu danh, thích được chú ý của cụ cố Hồng, “mơ màng cho đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy...”, thương thay cho một “ước mơ” nhỏ nhoi là tự biến mình thành trò xiếc để “thiên hạ chỉ trỏ khen...”. Rồi ông phán mọc sừng cảm thấy hạnh phúc vì được thêm một số tiền, ông Văn Minh “thích thú vì cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành”, cậu Tú Tân “sướng điên người vì có dịp thi thố tài năng chụp ảnh. Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nên một màn kịch từ những “mơ ước” thầm kín đến niềm vui sướng dâng trào, toàn cảnh “tang gia” tuyệt nhiên không gợn một chút thương tiếc nào. Phũ phàng hơn “bầy con cháu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ, ông Văn Minh “thầm biết ơn Xuân Tóc Đỏ vì tình cờ gây ra cái chết kia của cụ già”.
Balzac từng miêu tả cái chết trong nghèo nàn về cả vật chất lẫn tinh thần của lão Gôriô một cách mỉa mai. Song, dù sao chăng nửa “những nghĩa vụ cuối cùng” ấy cũng được thực hiện tận tình bởi hai người thanh niên xa lạ. Có thề nói đám ma của cụ cố tổ trong “Số đỏ” hoàn toàn tương phản với những gam màu buồn trong “Nghĩa vụ cuối cùng” (Lão Gôriô). Nghệ thuật châm biếm sắc sảo, Vũ Trong Phụng đã sử dụng những chi tiết chọn lọc nhằm khắc họa thật sắc nét hình ảnh của đám tang lộ rõ lối đua đòi, “văn minh rởm”. Ta không thể nhận ra liệu đây là đám ma hay đám rước bởi cái hổ lốn, tạp nhạp “Ta, Tàu, Tây...”, “lợn quay”, “vòng hoa”, “câu đối". Bọn con cháu thì không còn lời gì để tả, Tuyết “mặc bộ... Ngây thơ, hở cả nách, nửa vú...” với khuôn mặt mang “một nét buồn lãng mạn rất đúng mốt”. Cậu Tú Tân thì hào húng “chỉ huy chụp ảnh... như ở hội chợ” những gì gọi là to tát, long trọng, danh giá của cái đám ma ấy chỉ là sự phô trương giả dối, sự rởm đời lố lăng, thể hiện tâm lý háo danh đến kì quặc qua những hình thức nghi lễ đưa tang hổ lốn hết sức buồn cười. Tác giả đã hạ một câu văn mỉa mai cực độ “thật là một đám ma có thể làm cho người chết trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu”.
http://loigiaihay.com/so-do-vu-trong-phung-e164.html
Không chỉ sử dụng các yếu tố mâu thuẫn từ những cái bình thường, thậm chí tầm thường để trào phúng: Vũ Trọng Phụng còn xây dựng nên vô số những nhân vật phụ làm nền cho bức tranh biếm họa ít nhiều có nguồn gốc từ chính hiện thực, những nguyên hình trong xã hội dâm loạn, giả dối đương thời. Từ những ông bạn thân của cụ cố Hồng... đeo đầy những huân chương... đến “giai thanh gái lịch” đất Hà thành đang Âu hóa “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau...” đã biểu lộ mọi góc cảnh của cái tính vô văn hóa, vô đạo đức của bọn người cặn bã mang những chiếc mặt nạ bịp bợm. Những hành động của ông Phán mọc sừng đối với Xuân Tóc Đỏ ở cuối đoạn trích là những chi tiết trào phúng đặc biệt chua chát góp phần không nhỏ tô đậm sự lố lăng, vô đạo đức của xã hội thượng lưu thời đó. “Ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi” nhưng vẫn không quên bí mật “dúi vào tay Xuân một tờ giấy bạc gấp tư”. Những nhà trí thức chân chính của Việt Nam, không ít người dã từng du học Pháp, nhưng họ đã đau vì nỗi đau nô lệ, họ từng đau vì lòng tự ái dân tộc bị tổn thương dưới gót giày xâm lược của quân viễn chinh Pháp và họ bỏ hết những tiện nghi và lợi ích cá nhân để vào chiến khu “theo chân Bác”.Ta hãy nghe một đoạn nhật kí của Giáo sư Hồ Đắc Di người thầy của Bác sĩ nổi tiếng - Tôn Thất Tùng) “Ai đã từng sống kiếp đọa đày trong đêm trường nô lệ; hay chí ít đã trải qua những nhọc nhằn, day dứt lương tâm, nhân phẩm, ắt sẽ lao theo cơn lốc cách mạng, một khi ánh sáng của nó soi rọi tâm hồn”. Trí thức chân chính Việt Nam cùng nhân dân lao động làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám, quét sạch những trò ma mãnh, lọc lừa của thứ văn minh giả dối, bịp bợm và tình trạng số đỏ của xã hội Việt Nam không còn chỗ đúng trong “cơn lốc cách mạng”.
Từ cách đặt nhan đề chương truyện, đặt tên nhân vặt, đồ vật, cách so sánh, cách dùng hình ảnh, đến cách đặt câu, cách tạo giọng điệu... đều thể hiện đậm nét chất trào phúng, châm biếm, mang lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể. Sau cái hài buồn cười ấy là cả một bi kịch đáng “cười buồn”, đó chính là bi kịch của cả xã hội khi mà đạo đức con người xuống cấp, nhân cách băng hoại: sau tiếng cười ta thấm thìa xót xa cho xã hội Việt Nam thời ấy. “Số đỏ” thực sự xứng đáng là một ‘Tấn trò đời” của xã hội Việt Nam thời kì thực dân nửa phong kiến thối nát. Đọc Số đỏ nói chung, và chỉ cần một chương XV “Hạnh phức của một tang gia”, ta cùng đã bật cười và rồi xót xa muốn khóc cho những giá trị truyền thống cao đẹp nhất của dân tộc ta đã bị chà đạp đến tan nát làm não lòng tâm hồn Việt. Vũ Trọng Phụng đã đưa chúng ta vào chứng kiến một thế giới “phi nhân loại” mà thế lực đồng tiền và thực dân đã trình làng bằng khẩu hiệu ngụy trang “văn minh - khai hóa”.
Trước đó không lâu. Trần Tế Xương cũng từng khóc - cười cho xã hội truyền thống Việt Nam điên đảo qua bài thơ “Mồng hai tết viếng cô Kí”. Sau đó, Vũ Trọng Phụng ghi lại như một trang phóng sự. chính xác và sinh động đến không ngờ bằng ngòi bút như chảy máu từ một trái tim thắm nồng tình yêu dân tộc. Thông điệp từ từng trang “Số đỏ" ngày trước nhắc nhở mỗi chúng ta hôm nay một ý thức trách nhiệm với đất nước. Để tình trạng “Số đỏ” sẽ mãi chỉ là “phút lỡ nhịp ngang cung” trong toàn bộ trang sử hào hùng của một dân tộc tự cường và giàu lòng tự trọng.
Trích: Loigiaihay.com