Có thể bạn chưa biết: Dòng họ Khổng tử chính là dòng họ lâu đời nhất trên thế giới
Triết gia vĩ đại người Trung Quốc này có tới hơn 3 triệu hậu duệ sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Đây là một thử thách thực sự đối với những chuyên gia nghiên cứu phả hệ. Có rất nhiều dòng họ, thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, đã có nguồn gốc lên tới hàng nghìn năm lịch sử. Có những dòng họ ...
Triết gia vĩ đại người Trung Quốc này có tới hơn 3 triệu hậu duệ sống rải rác khắp nơi trên thế giới.
Đây là một thử thách thực sự đối với những chuyên gia nghiên cứu phả hệ. Có rất nhiều dòng họ, thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, đã có nguồn gốc lên tới hàng nghìn năm lịch sử. Có những dòng họ mà hậu duệ của họ đã làm tất cả những gì có thể để ghi tên mình vào sử sách, nhưng cũng có những dòng họ không may mắn tuyệt tích qua vô số các biến cố trong lịch sử nhân loại. Mãi tới năm 2005, sách kỷ lục thế giới Guinness mới có được câu trả lời cho mình. Dòng họ Khổng Tử được cho là dòng họ lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại, với 86 thế hệ nối tiếp nhau trong suốt 2500 năm. Triết gia vĩ đại người Trung Quốc này có tới hơn 3 triệu hậu duệ sống rải rác khắp nơi trên thế giới.
Và để duy trì sự nối tiếp này, dòng họ Khổng Tử cần đến sự nỗ lực cực kỳ lớn. Năm 2009, ủy ban đại diện của dòng họ này đã dày công soạn thảo nên cuốn “Phả hệ Khổng Tử”, một cuốn sách được ấp ủ tới hơn một thập kỷ. Cuốn sách chứa danh tính của hơn 3 triệu hậu duệ dòng họ này lưu lạc trên khắp thế giới.
Tính tỉ mỉ, cẩn thận và kỹ lưỡng là những yếu tố tiên quyết khiến dòng họ này chưa bao giờ đứt đoạn. Cuốn sách “Phả hệ Khổng Tử” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1080. Lần tái bản gần đây nhất của nó, lần thứ tư, là vào năm 1937, và đến lần này, ủy ban phả hệ Khổng Tử đã dày công thu thập thông tin từ hơn 450 nhánh phả hệ trên toàn thế giới, và bổ sung thêm đến 1 triệu rưỡi cái tên.
Dù thời gian có thay đổi ra sao đi nữa, người Trung Quốc vẫn tỏ ra khá bảo thủ với các phương pháp xác định phả hệ của mình. Họ sử dụng các biện pháp lập cây phả hệ truyền thống và dò thủ công qua từng đời phả hệ. DNA chỉ được sử dụng khi tình trạng phả hệ không thể xác định được trạng thái liên quan. Bất cứ ứng viên nào bị cho là có khả năng không có liên quan tới dòng phả hệ này sẽ bị loại bỏ thẳng tay, dù chi phí để đưa được tên ứng viên đó vào phả hệ có cao đến đâu đi chăng nữa. Mỗi một cái tên đều đi kèm theo một khoản chi phí, cùng với đó là một số lượng lớn các loại hồ sơ, giấy tờ và vô số các khâu kiểm tra khác – hãy thử hình dung xem 1,3 triệu cái tên sẽ ngốn mất bao nhiêu thời gian, chi phí và sức lực?
Dòng họ Khổng Tử đã đánh bại hai dòng họ khác trong cuộc đua tới kỷ lục này. Đó là hai dòng họ lâu đời thuộc nước Đức, với cây phả hệ kéo dài tới gần 120 thế hệ. Họ là hậu duệ của những dòng họ đã xuất hiện từ thời Đồ đồng cách đây hơn 3000 năm – tuy nhiên, lý do khiến họ không được công nhận là do cây phả hệ có quá nhiều khoảng trống thế hệ, cũng như nhiều đối tượng không phải là hậu duệ trực tiếp trong dòng họ.