Học Khoa học máy tính
Ngày nay chúng ta đang sống trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ thông tin. Từ trường học tới môi trường làm việc, từ hoạt động hàng ngày tới các hoạt động xã hội, việc biết cách dùng máy tính đang trở thành điều cần thiết nhưng để theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực này, em cần chuẩn bị từ ...
Ngày nay chúng ta đang sống trong thế giới được dẫn lái bởi công nghệ thông tin. Từ trường học tới môi trường làm việc, từ hoạt động hàng ngày tới các hoạt động xã hội, việc biết cách dùng máy tính đang trở thành điều cần thiết nhưng để theo đuổi nghề nghiệp trong lĩnh vực này, em cần chuẩn bị từ sớm.
Nếu em muốn làm việc trong công nghiệp công nghệ thông tin, em phải bắt đầu với giáo dục tính toán sớm nhất có thể được. Cho dù trường của em không cung cấp các lớp máy tính, em vẫn có thể học từ những bài học nhập môn trực tuyến (như, YouTube hay MOOCs) dù bất kì môn học nào em chọn, em phải coi nó là nghiêm chỉnh vì việc học qua máy tính yêu cầu nhiều nỗ lực và cam kết để thành công.
Ngược với niềm tin phổ biến, Khoa học máy tính KHÔNG khó nhưng nó yêu cầu em phải nghiêm chỉnh trong học tập. Lớp đầu tiên em học có lẽ là lớp lập trình nơi em học cách viết mã. Lập trình là nền tảng của Khoa học máy tính và em cần phát triển các kĩ năng lập trình tốt trước khi em có thể đi xa hơn. Lời khuyên của tôi là khi em nhận được phân công lập trình, em cần bắt đầu ngay. Em sẽ phạm phải sai lầm, nhiều sai lầm, nhưng em học từ những sai lầm này và tiến sang các mức tiếp. Không sợ phạm phải sai lầm, không lo nghĩ về phạm sai lầm, mọi người đều phạm phải sai lầm vì CÁCH DUY NHẤT để học lập trình là học từ sai lầm.
Khoa học máy tính là việc áp dụng tri thức khoa học để tạo ra sản phẩm phần mềm. Em không thể ghi nhớ được công thức hay lí thuyết như em học trong các môn khác. Em không thể học “nhồi nhét” cho kì thi. Thức cả đêm để ghi nhớ mọi thứ trước kì thi sẽ không bao giờ có tác dụng vì mọi công việc trong lĩnh vực này đều là thực hành, không phải lí thuyết. Chương trình đào tạo khoa học máy tính dựa trên nhiều tầng tri thức nơi em phải làm chủ tầng này trước khi đi sang tầng tiếp. Nếu em không thể làm chủ được kĩ năng lập trình, sẽ khó tiếp tục cho tầng tiếp về thiết kế và kiến trúc. Không có nền tảng tốt, em sẽ không đi xa. Do đó, điều quan trọng là để thời gian để học và phát triển kĩ năng và không “đi tắt” bất kì cái gì.
Việc học lập trình lần đầu tiên bao giờ cũng thách thức. Nhưng dạy lớp lập trình cho những người học lần đầu tiên còn thách thức hơn. Tôi biết một số thầy giáo thích bắt đầu bằng lí thuyết và khái niệm cơ bản, nhưng tôi bao giờ cũng bắt đầu bằng việc yêu cầu người học “chơi’ với máy tính bằng việc viết những chỉ thị dễ nào đó cho máy tính làm kiểu như viết cụm từ: “Xin chào! Tên tôi là …” hay “Tên tôi là … tên bạn là gì?” rồi gửi nó tới người khác trong lớp để làm quen. Bằng việc làm điều đó, học sinh không sợ lập trình. Tất nhiên, đó là nhiều năm trước đây khi máy tính còn là cái gì đó mới với học sinh. Ngày nay, phần lớn sinh viên tới lớp với laptops, máy tính bảng, điện thoại di động và nhiều kĩ năng lập trình. Nhưng với một số sinh viên, người mới với lập trình, tôi khuyên họ bắt đầu bằng việc dùng tài nguyên trực tuyến TRƯỚC KHI học lớp lập trình. Internet cung cấp hàng nghìn bài học nhập môn trực tuyến mà có thể giúp bất kì người nào học từ những điều căn bản tới những khái niệm thách thức nhất. Bằng việc học theo nhịp độ riêng của mình, họ sẽ thu được tự tin hơn và phát triển các kĩ năng của họ để cho họ sẵn sàng khi học lớp lập trình chính thức trong trường.
Vài năm trước, một sinh viên nói với tôi rằng anh ta muốn làm việc trong công nghiệp trò chơi máy tính vì anh ta thích vẽ tranh nhưng anh ta không thích viết mã. Tôi hỏi: “Em vẽ tranh thế nào?” Anh ta nói: “Bằng giấy và bút chì.” Tôi giải thích: “Để tạo ra ảnh hoạt hình máy tính, em cần dùng công cụ, không phải là bút chì và giấy.” Anh ta hỏi: “Nó là công cụ gì vậy?” Tôi trả lời: “Công cụ lập trình. Em viết mã để bảo máy tính vẽ tranh hoạt hình cho em. Không có kĩ năng lập trình, em không thể tạo ra được đồ hoạ máy tính. Lập trình là những chỉ dẫn để bảo máy tính làm mọi thứ. Máy tính chỉ là cái máy nhưng chính mã của em làm cho máy tính làm cái gì đó. Mọi thứ trong trò chơi máy tính đều dựa trên phần mềm, em không thể làm việc trong lĩnh vực này mà không biết cách viết mã.”
Khoa học máy tính KHÔNG phải là lĩnh vực mà em có thể học một mình. Cho dù em có khả năng làm việc độc lập, nhưng phần lớn công việc tính toán là làm việc theo tổ. Em cần cộng tác và trao đổi thông tin với người khác. Học cách học trong tổ và làm việc với tổ là bản chất vì nó cung cấp nhiều ích lợi. Một trong những ích lợi lớn nhất là ở chỗ nó sẽ dạy cho em cách làm việc như một phần của tổ và là người chơi theo tổ. Một khi em tốt nghiệp và đi vào chỗ làm việc, em sẽ sẵn sàng làm việc trong tổ.
English version
Full article:Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Lời khuyên cho sinh viên
- Biên tập: Kipkis.com
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.