Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ nào? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó. Cho ví dụ minh hoạ
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ nào? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó. Cho ví dụ minh hoạ - Khái quát mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã ...
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ nào? Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu mối quan hệ đó. Cho ví dụ minh hoạ
- Khái quát mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội (phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội);
- Khái quát mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai phương diện cơ bản của đời sống xã hội (phương diện kinh tế và phương diện chính trị - xã hội); chúng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đôi với kiến trúc thượng tầng; đồng thời, kiến trúc thượng tầng thường xuyên có sự tác động trở lại (theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực) đối với cơ sở hạ tầng.
- Phân tích vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện trên các phương diện cơ bản sau:
+ Tương ứng với một cơ sở hạ tầng nhất định tất yếu sẽ sản sinh một kiến trúc thượng tầng phù hợp với nó, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.
Ví dụ, tương ứng với cơ sở hạ tầng căn bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì đương nhiên sẽ tồn tại quyền lực thống trị của giai cấp tư sản đối với nhà nước trong kiến trúc thượng tầng.
+ Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng sẽ tất yếu tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng.
Ví dụ, những biến đổi trong kết cấu và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa ở đầu thế kỷ XX đòi hỏi phải có sự thay đổi chức năng của nhà nước tư sản xuất hiện chức năng kinh tế của nhà nước đó so với trước đây (thế kỷ XIX).
+ Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn trong hệ thống kiến trúc thượng tầng.
Ví dụ, sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức hệ xã hội và những xung đột lợi ích chính trị - xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở kinh tế của xã hội.
+ Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội đồng thời cũng là giai cấp nắm được quyền lực nhà nước trong kiến trúc thượng tầng còn các giai cấp và tầng lớp xã hội khác ở vào địa vị phụ thuộc đối với quyền lực nhà nước. Các chính sách và pháp luật của nhà nước, suy đến cùng chỉ là phản ánh nhu cầu thống trị về kinh tế của giai cấp nắm giữ quyền sở hữu những tư liệu sản xuât chủ yếu của xã hội.
- Tại sao cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng?
+ Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có nguyên nhân từ tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, dù đó là lĩnh vực thực tiễn chính trị, pháp luật,... hay lĩnh vực sinh hoạt tinh thần của xã hội. Tính tất yếu kinh tế lại phụ thuộc vào tính tất yếu của nhu cầu duy trì và phát triển các lực lượng sản xuất khách quan của xã hội.
+ Mặt khác, bản chất của lĩnh vực cơ sở hạ tầng là lĩnh vực của những quan hệ kinh tế - tức quan hệ vật chất của xã hội; còn bản chất của kiến trúc thượng tầng thuộc lĩnh vực ý thức xã hội (các thiết chế chính trị - xã hội được thiết lập trực tiếp từ những quan điểm chính trị - xã hội).
- Phản tích vai trò của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
+ Mọi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có vai trò tác động, ảnh hưởng trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội theo những phương thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều hay ít, mức độ lớn hay nhỏ,...
Ví dụ, tác động của thiết chế pháp luật thường là trực tiếp và mạnh mẽ nhất, còn các thiết chế tôn giáo thường biểu hiện gián tiếp và mờ nhạt hơn,...
+ Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo nhiều xu hướng, thậm chí các xu hướng không chỉ khác nhau mà còn có thể đối lập nhau, điều đó phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các giai cấp, các tầng lốp xã hội khác nhau và đối lập nhau: có sự tác động nhằm duy trì cơ sở kinh tế hiện tại, tức xu hướng duy trì chế độ xã hội hiện thời, lại có sự tác động theo xu hướng xóa bỏ cơ sở kinh tế này và có xu hướng đấu tranh cho việc xác lập một cơ sở kinh tế khác, xây dựng một chế độ xã hội khác,...
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế; nếu phù hợp nó sẽ có tác dụng tích cực, ngược lại sẽ có tác dụng tiêu cực, kìm hãm và phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm vi và mức độ nhất định.
Ví dụ, nếu thiết chế pháp luật phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế thì nó sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển; ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.
soanbailop6.com