24/06/2018, 00:18

Cơ chế xác định giới tính

Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, ví dụ như ở người Cơ chế xác định giới tính ...

Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, ví dụ như ở người

  • Cơ chế xác định giới tính
  • Sự phát sinh giao tử
  • Nhiễm sắc thể - cấu trúc mang gen
  • Phương pháp giải bài tập lai một cặp tính trạng

Xem thêm: Nhiễm sắc thể

I. Nhiễm sắc thể giới tính

1. Khái niệm:

NST giới tính là cặp NST đặc biệt, mang gen quy định tính đực-cái, các tính trạng liên quan tới giới tính và các tính trạng thường liên kết kèm theo.

2. Vị trí:

Trong các tế bào lưỡng bội (2n NST) của loài, bên cạnh các NST thường (kí hiệu chung là A) tồn tại thành từng cặp tương đồng, giống nhau ở cả hai giới tính, còn có một cặp NST giới tính tương đồng gọi là XX hoặc không tương đồng gọi là XY. Ngoài ra còn có cặp NST XO quy định giới tính của một số loài.

3.  Đặc điểm:

- Chỉ có một cặp duy nhất trong tế bào lưỡng bội.

- Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY ; XO).

- Khác nhau giữa hai giới trong cùng loài.

4.  Chức năng:

-  Mang gen quy định giới tính.

- Mang gen quy định tính trạng thường liên kết với giới tính.

- Tính chất, vai trò:

+ Góp phần quy định tính đặc trưng bộ NST của loài.

+ Có khả năng tự nhân đôi, phân ly, tổ hợp cùng với các NST thường trong nguyên phân, giảm phân và Thụ tinh tạo nên sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ

+ Xác định hình thành tính trạng giới tính.

+ Quy định một số tính trạng sinh dục phụ ở người và động vật.

+ Sự phân ly không bình thường của cặp NST giới tính trong Giảm phân qua Thụ tinh sẽ tạo thành các kiểu hình không bình thường, gây nên những hậu quả xấu, điển hình là các hội chứng ở người do NST giới tính gây nên như: Tớc-nơ (OX), hội chứng 3X – siêu nữ (XXX), Claiphentơ (XXY), ...

II. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính

 Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, ví dụ như ở người 

Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

Cơ thể chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử.

Cơ thể cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.

Tỉ lệ con trai: con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên. Tuy vậy, những người nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai : con gái  trong giai đoạn bào thai là 114 : 100. Tỉ lệ đó là 105 : 100 vào lúc lọt lòng và 101 : 100 vào lúc 10 tuổi. Đến tuổi già thì sô cụ bà nhiều hơn số cụ ông.

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính

- Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài.

+ Nhân tố bên trong: hoocmôn sinh dục nếu tác động sớm có thể biến đổi giới tính, ...

+ Nhân tố bên ngoài: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng đều có thể làm thay đổi tỉ lệ giới tính.

- Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là việc điều khiển tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

VD: Ở loài rùa: trứng được ủ ở nhiệt độ < (28^oC) sẽ nở thành con đực; trên (32^oC) sẽ nở thành con cái.

Tạo ra toàn tằm đực vì tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. 


0