31/05/2017, 13:02

Chuyển một đoạn trong truyện Vì muốn dân thành một màn kịch.

Đây là sự thật. Nhưng bên chỗ mạnh vô địch ấy, giặc lại kém thủy trận. Xem ra, biết đánh thì vẫn thắng. Muốn thắng chúng, chẳng những ta cần có tướng giỏi quân hay mà quan trọng hơn là huy động được cả nước vào trận. Lực lượng, ý chí muôn dân bao giờ cũng là cội nguồn của chiến tuyến dân tộc. ...

Đây là sự thật. Nhưng bên chỗ mạnh vô địch ấy, giặc lại kém thủy trận. Xem ra, biết đánh thì vẫn thắng. Muốn thắng chúng, chẳng những ta cần có tướng giỏi quân hay mà quan trọng hơn là huy động được cả nước vào trận. Lực lượng, ý chí muôn dân bao giờ cũng là cội nguồn của chiến tuyến dân tộc.

CUỘC GẶP GỠ TRÊN BÊN SÔNG

Trần Quốc Tuấn       - Yết Kiêu đâu ?

Yết Kiêu                    - Dạ, chủ tướng gọi hạ thần ?

Trần Quốc Tuấn       - Sáng nay, ta có mời Thượng tướng Thái sư đến thăm thủytrại. Ngươi bảo gia nô chuẩn bị cho ta tiếp khách.

Yết Kiêu                    - Bẩm, vâng.

Trần QuốcTuấn        - Nhớ bảo chúng nấu sẵn cho ta một nồi nước lá thơm.

Yết Kiêu                 - Thưa Đại vương ! Thượng tướng Thái sư đã đến.

Trâdn Quốc Tuấn     - Thật hân hạnh được đón tiếp Thượng tướng.

Trần Quang Khải      - Vì mong gặp Quốc công bàn đại sự, tôi đến sớm hơn dự kiến. Chẳng hay Quốc công có được mạnh khỏe không ?

Trần Quốc Tuấn       - Thượng tướng trông thì biết. Tôi đủ sức lôi giặc ra giữa sông mà dìm.

Trần Quang Khải      - Thời kì ta chịu lép vì sức chưa đủ, của chưa nhiều đã qua rồi. Phải đánh cho giặc khiếp vía ba đời. Việc điều binh khiển tướng, lập kế ra quân, Quốc công đã nghĩ đến chưa ?

Trần Quốc Tuấn       - Dùng binh cần hiểu rõ kẻ địch của mình. Hiểu địch rồi thì mới lập kế ra quân. Mà lập được kế rồi, ba phần đã thắng hai.

-Ởmặt Bắc, giặc động binh năm mươi vạn, Nguyên soái là Thoát Hoan, con trai thứ chín của Hốt Tất Liệt, tướng tiên phong là Ô Mã Nhi. Ở mặt Nam, Nguyên soái của giặc là Toa Đô đã kéo mười vạn quân tạo thế gọng kìm.

Trần Quang Khải      - Tôi hoàn toàn yên lòng vì bọn tướng giặc không tên nào xứng là đối thủ của Quốc công. Nhưng còn quân giặc ? Chúng chuyên đánh ngựa, một địch nối trăm, đến như mưa giông, đi như gió cuốn, thật đáng ngại !

Trần Quốc Tuấn       -

Trần Quang Khải      - Lòng Quốc công sáng hơn sao Khuê, đãtrù liệu kế phá giặc từ lâu.

Trần Quốc Tuấn       - Biết Thượng tướng bận việc nước ít có dịp tắm gội, tôi đã mật sai gia nô đun nước để sẵn. Nay xin được tắm cho Thượng tướng.

Trần Quang Khải      - Đến cả cõi lòng tôi, Quốc công cũng đà gội rửa, huống chi là thân thể. Được Quốc công tắm cho thật là may mắn.

CÙNG VUA BÀN KẾ ĐUỔITHÙ

Trần Nhân Tông       - Giặc Nguyên huy động năm mươi vạn binh sắp tràn vào nước ta, chưa kểmười vạn binh Toa Đô ở phía Nam đánh ra. Vậy Quốc công cần bao nhiêu binh đểchống lại ?

Trần Quốc Tuấn       - Giặc có sáu mươi vạn. Muốn đánh thắng, ta phải có gấp đôi số quân ấy. Nhưng ta không thể có, nếu trông vào binh lính, ta khó mà cự giặc.

Trần Nhân Tông       - Chúng ta không thểdâng nước cho giặc !

Trần Quốc Tuấn       - Tâu Bệ hạ! Một nước nhỏ chống lại một nước lớn với binh hùng tướng mạnh phải có cách đánh riêng'. Việc trước mắt là phải huy động được sức người, sức của nơi trăm họ muôn dân mới đủ lực lượng chống lại giặc mạnh.

Trần Nhân Tông       - Ý Quốc công phải lắm, cụ thể thế nào ?

Trần Quốc Tuấn       - Bệ hạ xuống chiếu phu dụ muôn dân, động viên tất cả trai tráng phải liều chết đánh giặc bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Khi không chống nổi thì mọi người phải đem theo của cái, thóc lúa vào rừng; thậm chí đốt cả nhà khi giặc đến, để chúng không có lương ăn, không nơi cư trú. Chẳng bao lâu giặc sẽ kiệt sức, nản lòng, tinh thần bạc nhược. Lúc ấy, ta dốc sức đánh vài trận là quét sạch giặc dữ.

Trần Nhân Tông       - Việc an nguy của xã tắc, trẫm đã phó thác chu Quốc công, Quốc công cứ tùy nghi định liệu.

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG

Trần Nhân Tông       - Nay thế giặc to lắm, chống không nổi, hay là ta hàng để cứu muôn dân ?

Trần Quốc Tuấn       - Nay Thoát Hoan tiến binh như gió lốc, nghênh ngang không coi ai ra gì, chính là điềm thua đã báo trước.

Trần Nhân Tông       - Chuyện sau chưa rõ nhưng trước mắt quân ta không cự nổi, giặc mặc sức tàn sát dân lành.Chẳng thà hàng để cứu dân, đợi dịp khác sẽ lấy lại nước.

Trần Quốc Tuấn       - Vẫn biết bụng Bệ hạ muốn hàng vì lòng nhân đức thương dân. Nhưng còn tôn miếu, xã tắc ? Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém thần trước. Đầu thần còn thì xã tắc còn. Xin bệ hạ đừng lo.

Trần Nhân Tông       - Vận nước nhờ Quốc công sẽ được an hưởng cảnh thái bình, thịnh trị.

Nguồn: Nhungbaivanhay.net
0