Chuyện hãi hùng về “bức tường nước mắt” kỳ lạ nhất thế giới
Quần đảo Galapagos nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú. Đây là địa điểm nhà khoa học Charles Darwin tìm ra thuyết tiến hóa. Ngày nay, quần đảo Galapagos có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn sinh vật biển và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Lịch sử đen tối của quần đảo Galapagos ...
Quần đảo Galapagos nổi tiếng với hệ động thực vật phong phú. Đây là địa điểm nhà khoa học Charles Darwin tìm ra thuyết tiến hóa. Ngày nay, quần đảo Galapagos có nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn sinh vật biển và được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Lịch sử đen tối của quần đảo Galapagos khiến nhiều người không khỏi rùng mình, đặc biệt là sự thật về "bức tường nước mắt".
Cụ thể, vào năm 1832, quần đảo Galapagos chính thức bị sát nhập và trở thành một phần của Cộng hòa Ecuador. Do quần đảo có vị trí biệt lập nên chính phủ xây dựng nhiều nhà tù khổ sai và đưa tù nhân từ đất liền đến đây khiến không có người nào có cơ hội bỏ trốn.
Bức tường nước mắt trên quần đảo Galaparos.
Khi các tù nhân bị đưa lên quần đảo Galapagos, họ buộc phải lao động trong điều kiện khắc nghiệt. Cuộc sống khó khăn, vất vả khiến họ thực hiện một cuộc đảo chính đẫm máu. Trước diễn biến của cuộc đảo chính, chính phủ Ecuador tìm mọi cách đàn áp nhưng thất bại. Manuel J.Cobots - người đưa tù nhân và lao động ra đảo, bị chính những người công nhân giết hại. José Valdizian - người cung cấp giống cây trồng cho chính phủ cũng bị giết trong cuộc nổi dậy năm 1878.
Đến cuối chiến tranh thế giới 2, chính phủ Ecuador biến đảo Isabela, thuộc quần đảo Galapagos trở thành nơi giam cầm tù nhân. Vào năm 1946, 300 tù nhân được đưa đến Isabela và bị trừng phạt bằng cách lao động khổ sai để xây dựng một bức tường đá vô nghĩa. Theo đó, tù nhân này phải đi bộ một quãng đường xa để đến mỏ đá, cắt đá từ núi lửa và mang trở lại địa điểm xây dựng bức tường. Trong quá trình này, rất nhiều tù nhân đã bỏ mạng.
Khách du lịch tham quan bức tường nước mắt.
Năm 1958, các tù nhân lại thực hiện một cuộc nổi dậy khiến nhiều lính canh và cả lao động khổ sai thiệt mạng. Do vậy, 1 năm sau đó. chính phủ buộc phải đóng cửa Isabela.
Ngày nay, bức tường dài khoảng 100m trở thành bằng chứng cho lịch sử đen tối của quần đảo Galapagos. Công trình vô nghĩa này được xây dựng bằng nước mắt của tù nhân khi bị tra tấn, đánh đập, thậm chí là giết hại. Chính vì vậy, bức tường trên quần đảo Galapagos còn được gọi là “bức tường nước mắt”.