24/02/2018, 12:42

Chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII.

Ở các thế kỉ XVI – XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển với các công trình có giá trị như chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên – Huế), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), các tượng La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Tây)…; ...

Ở các thế kỉ XVI – XVIII, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển với các công trình có giá trị như chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên – Huế), tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), các tượng  La Hán ở chùa Tây Phương (Hà Tây)…; xuất hiện một số tượng nhân vật (vua, chúa…), tranh vẽ chân dung.

Cùng với văn học dân gian, một trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành.

Trên các vì, kèo ở những ngôi đình làng, các nghệ nhân đã khắc lên những cảnh sinh hoạt thường ngày của nhân dân như đi cày, đi bừa, đấu vật, nô đùa, hát xướng v.v… Trình độ nghệ thuật tuy đơn giản nhưng phán ánh được cuộc sống của người dân thường.

Nghệ thuật sân khấu phát triển cả ở Đàng Ngoài, Đàng Trong. Nhiều làng có phường tuồng, phường chèo. Bên cạnh đó, phổ biến hàng loạt làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hát giặm, hò, vè, lí, si, lượn v.v…

0