01/06/2017, 11:21

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". 1. Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ giúp ta dễ cảm nhận được nghĩa của nó. Thoạt tiên, câu tục ngữ gợi lên một hình ảnh sinh động. Khi trông thấy bên đường có một cây trái xum ...

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". 1. Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ giúp ta dễ cảm nhận được nghĩa của nó. Thoạt tiên, câu tục ngữ gợi lên một hình ảnh sinh động. Khi trông thấy bên đường có một cây trái xum xuê với những chùm quả chín mọng ngon lành, một người nào đó thèm muốn và hái quả. Nhưng người đó có nhớ tới kẻ trồng cây, kẻ đã bỏ ra biết bao công sức để chăm sóc? Câu tục ngữ không chỉ gói ...

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

1.   Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ giúp ta dễ cảm nhận được nghĩa của nó. Thoạt tiên, câu tục ngữ gợi lên một hình ảnh sinh động. Khi trông thấy bên đường có một cây trái xum xuê với những chùm quả chín mọng ngon lành, một người nào đó thèm muốn và hái quả. Nhưng người đó có nhớ tới kẻ trồng cây, kẻ đã bỏ ra biết bao công sức để chăm sóc? Câu tục ngữ không chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp ấy, ý nghĩa của nó còn rộng hơn nhiều. Quả ở đây chính là thành quả, kết quả là những gì mà con người đang hưởng thụ hôm nay. Ý nghĩa khuyên thật sâu sắc, kín đáo: chúng ta sống phải biết ơn những người đã tạo nên của cải vật chất và tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ.

2.   Câu tục ngữ là một lời nhắn nhủ về đạo lí đối với chúng ta. Mọi vật không tự nhiên mà hiện hữu trên cõi đời này. Chúng ta có mặt trên cõi đời này là, do cha mẹ đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, dạy bảo nên người. Theo thời gian ta lớn lên, ai giúp ta nhận thức sâu sắc hơn về cuộc sống, con người và đất nước quanh ta? Đó chính là thầy cô, người đã hết lòng dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho ta. Trong từng giờ từng phút, ta đã và đang hưởng thụ hay nói một cách khác là ăn quả. Bát cơm ta cầm trên tay do dâu mà có? Đó chính là thành quả của những người nông dân đã tần tảo sớm hôm, dầm mưa dãi nắng. Tấm áo ta mặc là quả của những người dệt vải, in bông. Cuốn sách, tập vở ta đang học là kết quả của người làm ra giấy, sắp chữ in, của những nhà phát minh, những nhà khoa học. Ta làm sao có thể kể hết cho những quả trên đời này do những bàn tay lao động cần cù. Không những về vật chất mà về tinh thần, ta đã phải chịu ơn của biết bao nhiêu người. Một cuốn phim ta xem là do công sức của bao diễn viên, đạo diễn, nhà quay phim, những người phục vụ cho trường quay. Những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc là kết quả lao động của các văn nghệ sĩ với khối óc tràn đầy những cảm hứng sáng tạo và sự hiểu biết, cảm thụ cuộc sống một cách tinh tế.

-     Hơn hết, người trồng cây ở đây là thế hệ những người đã từng đổ máu xương ra để mở mang, xây dựng, bảo vệ một đất nước Việt Nam tươi đẹp từ ngàn xưa cho đến ngàn sau. Công lao của tổ tiên ta, của lớp người đi trước cũng như hôm nay, ta làm sao quên được. Chúng ta phải ghi khắc trong lòng những chiến công hiểm hách của ông cha ta, những tấm gương sáng chói của bao thế hệ anh hùng đã ngã xuống cho dân tộc Việt Nam được sống hòa bình ấm no hạnh phúc, các em thiếu nhi vui chơi, nhảy múa, hát ca dưới ánh trăng vàng.

-     Nhưng không chỉ biết ơn kẻ trồng cây là nhớ bằng lí thuyết, mà phải bằng hành động cụ thể với cả tấm lòng chân thành. Để biết ơn người trồng cây, nhân dân ta đã lấy tên họ đặt cho tên đường, tên trường, tên công viên như đường Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, trường Hai Bà Trưng, công viên Lê Văn Tám... Ta lại có những ngày kỉ niệm để tưởng nhớ, đặc biệt là có những đền đài, đúc tượng để lễ bái, chiêm ngưỡng. Ngày nay, chúng ta thực hiện lòng biết ơn ấy bằng những ngôi nhà tình nghĩa được mọi người ủng hộ hay ngày thương binh liệt sĩ 27-7 hằng năm.

0