25/05/2017, 12:13

Chứng minh lời khuyên Có công mài sắt, có ngày nên kim – Văn mẫu lớp 7

Đánh giá bài viết Chứng minh lời khuyên Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, ...

Đánh giá bài viết Chứng minh lời khuyên Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên ...

Chứng minh lời khuyên Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An

Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

   Câu tục ngữ nêu lên hai vế. Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt. Vế sau là kết quả đạt được: có ngày nên kim. Hai vế đều có bốn tiếng, trong đó hai tiếng một tương ứng với nhau: có công / có ngày, mài sắt / nên kim. Trong hoàn cảnh xã hội thời xưa, muốn biến sắt thành kim, không có phép màu nào cả ngoài công sức lao động cần cù của con người.

   Ai cũng biết cây kim thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ. Đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt nên kim là một quá trình tôi luyện, mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên nhẫn, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

   Thực tế cuộc sống cho ta thấy lời khẳng định trên là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê cách đây mấy thế kỉ cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm qua, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng, chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của đất nước.

   Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đáng khâm phục. Nhìn con đê sừng sững ven sông Hồng chúng ta mới hiểu được tổ tiên ta đã kiên trì, nhẫn nại tới mức nào để tạo ra bức tường thành ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng.

   Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết để giúp ta thành công. Từ một em bé sáu tuổi vào học lớp Một, bắt đầu cầm phấn tập viết chữ O đầu tiên cho đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới tiếp thu xong những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có thể đạt được kết quả tốt.

   Người bình thường đã vậy, với những người tật nguyền như Nguyễn Ngọc Kí, ý chí phấn đấu càng phải cao hơn gấp bội để vượt mọi khó khăn . Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã luyện viết và làm mọi việc bằng chân. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. Anh học xong phổ thông, đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

   Từ những kinh nghiệm đúc kết trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

   Không có việc gì khó
   Chỉ sợ lòng không bền.
   Đào núi và lấp biển
   Quyết chí ắt làm nên.

   Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiệm của thế hệ trước sẽ là bài học quý báu, là lời củ vũ động viên thanh thiếu niên không ngừng phấn đấu trong cuộc sống.

   Câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm ý tứ sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động, nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì , nhẫn nại để có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đi tới thành công.

   Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Chứng minh lời khuyên Có công mài sắt, có ngày nên kim – Bài làm 2

Tục ngữ dân gian là kho tàng trí tuệ của muôn đời mà mỗi câu là một bài học lớn. Một trong những bài học ấy được nhân dân ta đúc kết và khuyên dạy trong câu:

Có công mài sắt có ngày nên kim

Tục ngữ thường xây dựng những chân lí dựa trên những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng. Câu tục ngữ này cũng vây. Tác giả dân gian đang nói đến một quá trình đem thanh sắt vừa to vừa cứng mà mài thành cây kim nhỏ. Công việc ấy tưởng chừng như không thể nào làm nổi bởi nó vừa khó lại vừa tốn công tốn sức. Thế nhưng vẫn có người không quản ngại gian nan, vẫn gắng sức và làm cho kì được. Nghĩa đen của câu tục ngữ là nói việc mài sắt thành kim nhưng nghĩă bóng của nó lại là một bài học nhân sinh quý giá. Câu tục ngữ của cha ông khuyên dạy chúng ta: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại, cố gắng và quyết tâm. Có được tinh thần như thế thì công việc dẫu có khó khăn gian khổ đến đâu, chung ta cũng có thể hoàn thành.

Chúng ta đã từng được đọc, được nghe nhiều câu chuyện. Trong những câu chuyện ấy, chắc chúng ta cũng đã gặp không ít những tấm gương về lòng nhân oai kiên trì. Ta hãy nhớ đến tấm gương anh Ký. Dù đã bị liệt cả hai tay thế nhưng cái mong ước được đến trường đã thôi thúc anh ngày đêm quyết tâm khổ luyện. Anh tập viết bằng chân một cách khó khăn và khổ sở. Những dòng chữ đều tiên nghuệch ngoạc, dọc ngang, uốn lượn khiến anh rất buồn lòng. Thế nhưng anh vẫn quyết tâm và rồi cuối cùng anh đã vượt qua số phận. Anh đã trở thành một người thầy giáo ưu tú, được bao thế hệ học sinh kính trọng, mến yêu.

Bên cạnh tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký chúng ta hãy nhớ đến cuộc đời của nhà thơ Đỗ Phủ. Chắc chẳng ai trong chúng ta có thể phù nhận được tài thơ kiệt xuất của ông. Thế nhưng thi sĩ lừng danh bậc nhất Trung Hoa ấy lại có một cuộc đời rất vất vả đớn đau. Ông gần như suốt đời phải sống lang thang phiêu bạt. Nhà nghèo lại phải thường xuyên chạy loạn chiến tranh, nhiều lúc Đỗ Phủ muốn bỏ ngay nghiệp văn chương. Bởi những bài thơ của ông không thể làm ấm lòng con trẻ và không thể chữa được bệnh cho bố mẹ già. Thế nhưng cũng bằng một sự quyêt tâm rất lớn, nhà thơ đã vươn lên để vừa vẫn duy trì cuộc sống vừa lại có thể theo đuổi nghiệp văn chương.

Trong lao động chúng ta cũng phải nể phục nhũng tấm gương như nhà bác học Lương Định Của – một kĩ sư nông nghiệp xuất sắc của nước ta. Những năm nước nhà còn chìm trong đói kém, anh đã không quản đêm ngày và thời tiết lội bì bõm trên những đám ruộng mà thử nghiệm, mà nghiên cứu để tìm ra giống lúa mới có năng suất cao hơn. Rồi những tấm gương như Anh-xtanh, Nô-ben, Men-đê-lê-ép… tất cả những nhà khoa học ấy để vươn được tới những thành công thì họ cũng đã phải chịu hàng trăm lần thất bại. Và chắc chắc nếu không có đủ niềm tin và nghị lực thì họ đã không thể trở thành những nhà khoa học nổi tiếng với những phát minh mang ý nghĩa lớn lao.

Câu tục ngữ của nhân dân ta đúng là một lời khuyên qúy giá. Nó nhắc nhở chúng ta phải luôn luôn rèn luyện để có lòng kiên trì nhẫn nại và ý chí quyết tâm. Có như vậy, chúng ta mới dễ dàng vượt qua những khó khăn vất và để trở thành những người công dân tốt và làm việc nhiều điều hữu ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta.

0